Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?

By   Administrator    20/09/2019

Tháp nhu cầu của Maslow là lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh; đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự, quản trị marketing.

Tháp nhu cầu của Maslow là gì?

Tháp nhu cầu của Maslow được xây dựng dựa trên thuyết động cơ trong tâm lý học, bao gồm 5 mức nhu cầu của con người. Mô hình này được biểu diễn đúng như tên của nó, là hình tháp biểu hiện các cấp độ nhu cầu tăng dần từ dưới lên trên.

Theo thuyết này, nhu cầu của các cá nhân cần được thoả mãn từ mức độ thấp rồi mới tiến tới mức độ cao hơn. Năm bậc nhu cầu theo sự sắp xếp tăng dần bao gồm:

- Bậc 1: Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)

- Bậc 2: Nhu cầu được an toàn (Safety, security needs)

- Bậc 3: Nhu cầu về xã hội (Social needs)

- Bậc 4: Nhu cầu về được quý trọng (Esteem needs)

- Bậc 5: Nhu cầu được thể hiện mình (Self-actualization)

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu này có thể chia ra làm hai loại là nhu cầu tối thiểu và nhu cầu cấp tiến. Bốn bậc đầu tiên được coi là nhu cầu tối thiểu, nhu cầu tất yếu (nhu cầu loại D), cấp cao nhất được gọi là nhu cầu cấp tiến, hay, nhu cầu được là chính mình (nhu cầu loại B).

Nhu cầu tối thiểu là những nhu cầu gia tăng khi con người ở trong hoàn cảnh thiếu thốn những đối tượng thuộc loại nhu cầu này. Hay nói cách khác, khi người ta chưa có một thứ gì đó thì người ta sẽ càng mong muốn có được nó. Ví dụ như, khi một người phải đi một quãng đường dài mà không có gì bỏ vào bụng, đi càng lâu, người ấy sẽ càng cảm thấy đói dữ dội hơn.

Maslow (1943) ban đầu đã khẳng định rằng các cá nhân đều phải thoả mãn các mức độ nhu cầu theo thứ tự đã được sắp xếp của nó. Thế nhưng sau đó, ông đã đưa ra một lời khẳng định khác. Đó là nhu cầu của con người không nhất thiết phải được thoả mãn 100% rồi mới chuyển đến mức nhu cầu cao hơn. Đồng thời, ông cũng thừa nhận rằng quan điểm trước đó của mình là không chính xác.

Khi một nhu cầu được thoả mãn trong khoảng đủ, có thể hơn hoặc kém một chút, thì nó sẽ không còn hấp dẫn với con người nữa, và chúng ta sẽ định hướng hoạt động của mình thay đổi mà mục tiêu là để thoả mãn nhu cầu tiếp theo đó. Nếu 4 bậc nhu cầu tối thiểu đã được thỏa mãn, việc nhảy vọt này sẽ dẫn chúng ta đến nhu cầu cấp tiến – mức nhu cầu cao nhất của con người. Khi đang ở giai đoạn này, hành vi của con người sẽ thay đổi theo hướng ngược lại. Sau mỗi phần nhu cầu được thoả mãn, chúng ta lại càng mong muốn được thỏa mãn nhiều hơn nữa những nhu cầu cấp tiến này. Ở bậc nhu cầu này, mỗi cá nhân đều muốn được là phiên bản hoàn hảo nhất của bản thân mình, do vậy mà sức hấp dẫn của nó thực sự không hề nhỏ.

Mỗi cá nhân đều mong muốn, khao khát có thể thỏa mãn được mức nhu cầu cấp tiến của bản thân mình. Thế nhưng, đó là cả một quá trình không hề đơn giản. Con người ta thường mắc sai lầm khi cố gắng thoả mãn mức nhu cầu tối thiểu. Những sự kiện trong cuộc sống mà chúng ta phải trải qua, có khi là ly hôn hay thất nghiệp, đều có khả năng dẫn đến sự dao động trong việc xác định các mức nhu cầu của mình.

Do vậy, không phải ai cũng có thể chăm chăm hướng đến việc thoả mãn nhu cầu cá nhân của mình. Chúng ta đều phải trải qua những giai đoạn mà phải hạ thấp nhu cầu của mình hay có thể nâng cao mức sống của bản thân.

Mô hình Tháp nhu cầu năm bậc gồm những gì?

Maslow (1943, 1954) khẳng định rằng động cơ hình thành hành vi của con người là thoả mãn lần lượt những nhu cầu cá nhân. Nhu cầu thứ yếu của chúng ta là phải thoả mãn những hoạt động vật lý, hay nói một cách đơn giản là những gì đủ giúp chúng ta sống qua ngày. Cứ thế, mức nhu cầu này được hoàn thành thì lại đến mức nhu cầu cao hơn.

Nhu cầu sinh lý

Bao gồm những gì tối cần thiết cho cuộc sống như không khí, đồ ăn, nước uống, chỗ ở, quần áo, được sưởi ấm, tình dục và giấc ngủ.

Nhu cầu được an toàn

Được luật pháp bảo vệ, cuộc sống ổn định, không phải lo lắng vì những thứ khiến bản thân sợ hãi

Nhu cầu về được quý trọng

Bậc nhu cầu thứ ba bao gồm những mối quan tâm xã hội và sự ràng buộc giữa người với người. Ở mức độ này, con người cần có các mối quan hệ, những sự tương tác cá nhân phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ như mối tương giao bạn bè, tình yêu đôi lứa, sự tin tưởng lẫn nhau, sự đồng tình hay sẻ chia. Hay còn có sự hoà nhập trong cộng đồng và niềm vui được là một thành viên trong gia đình, công ty, trường lớp.

Nhu cầu được tôn trọng

Maslow chia bậc nhu cầu này ra làm hai loại: (i) tự tôn cá nhân (phẩm chất, thành tựu, quyền lực, độc lập), (ii) khát vọng về danh tiếng và được người khác ngưỡng mộ (địa vị, danh thế)

Ông cũng chỉ ra rằng danh tiếng và sự tôn trọng là những điều quan trọng nhất với trẻ em và thanh thiếu niên, nó còn hơn cả tự tôn và nhân cách.
Nhu cầu được là chính mình

Nhận ra tiềm năng cá nhân, tự hoàn thiện bản thân, tìm ra phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình và đạt đến đỉnh cao trải nghiệm. Hay, Maslow (1987) còn nói đây là khát vọng được trở thành tất cả những gì mà con người có thể đạt được.

Sự ra đời của Tháp nhu cầu đã tác động lớn tới những nghiên cứu sau này. Mô hình này được dùng rộng rãi trong nghiên cứu xã hội học, trong quản trị nhân sự và trong nghiên cứu cao hơn ở lĩnh vực tâm lý học. Các cá nhân cũng có thể dùng nó như một kim chỉ nam trong việc đặt ra mục tiêu trong cuộc sống.

>>> Xem thêm các bài viết:

 

5/5 (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thi viên chức là gì? Quy định thi viên chức của Bộ Giáo Dục

Thi viên chức là gì? Thi viên chức được quy định như thế nào? Để không bị bỡ ngỡ khi tham gia cuộc thi quan trọng này, hãy đọc kỹ bài chia sẻ dưới đây.

Quản lý đơn hàng là gì? Quy trình quản lý chuẩn cho người bán hàng

Quản lý đơn hàng là gì? Học ngay cách quản lý đơn hàng qua bài viết bên dưới nếu bạn đang quản trị một doanh nghiệp bán hàng và muốn thu về lợi nhuận cao.

Biên dịch tiếng Anh là gì? Cách trở thành biên dịch viên chuyên nghiệp

Biên dịch tiếng Anh là gì? Làm thế nào để trở thành biên dịch chuyên nghiệp? Lương biên dịch có cao hay không? Tìm hiểu về nghề biên dịch viên.