Một chiếc CV đẹp sẽ là vũ khí hiệu quả nhất giúp bạn chiến thắng trong trận chiến tìm việc làm. Sau đây sẽ là một vài lời khuyên giúp bạn tạo CV ấn tượng.
Bạn đang nhắm tới một công việc mới, hay đang loay hoay trên con đường tìm kiếm một vị trí phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân?
Vào một ngày đẹp trời nào đó, bạn thực sự bị thu hút bởi một thông báo tuyển dụng với mô tả công việc, mức lương, môi trường làm việc, thậm chí cả địa điểm công ty hoàn toàn đáp ứng đủ những yêu cầu của bạn về một công việc trong mơ. Bạn nhanh chóng ứng tuyển, gửi CV và chờ đợi thông báo xác nhận từ nhà tuyển dụng.
Nhưng điều đó không xảy ra. Không call-back, không Email trúng tuyển.
Vậy là bạn đã thực sự bỏ lỡ một cách đáng tiếc công việc yêu thích bạn mong chờ bấy lâu, khi mà thậm chí nhà tuyển dụng mới chỉ xem xét CV của bạn. Bạn vẫn thắc mắc rằng điều gì khiến họ không hài lòng với những thông tin bạn đã cung cấp, hay bạn vẫn chưa đáp ứng được những điều kiện nào của vị trí công việc nào. Nếu vậy hãy cùng tôi chỉ ra điều gì những nhà tuyển dụng thực sự cần trong CV của bạn và điều gì có thể khiến bạn mất điểm trước họ ngay cả khi chưa cần tổ chức một cuộc phỏng vấn trực tiếp.
Tôi không đảm bảo rằng những chia sẻ dưới đây có thể hoàn toàn giúp bạn ''chiến thắng'' mà không cần trang bị thêm những '' vũ khí'', những ''con át chủ bài'' đặc biệt cho CV của mình, nhưng chắc chắn chúng sẽ giúp bạn không bỏ lỡ những lựa chọn tuyệt vời về công việc một cách đáng tiếc một lần nào nữa.
Trước hết, để đi sâu vào chủ đề, chúng ta cần hiểu rõ rằng CV là gì và nó có những tác dụng như thế nào trong quy trình xin việc, ứng tuyển cho cả nhà tuyển dụng và các ứng viên.Tất nhiên, ở đây tôi sẽ không lấy thẳng khái niệm về CV theo wikipedia. Với tôi, có lẽ nó không thực sự giúp ích cho bạn trong việc nắm bắt được tác dụng và tầm quan trọng của một bản CV ''đẹp'' và đầy đủ thông tin.
Thay vào đó, bạn có thể hiểu rằng thực chất CV là một văn bản, tài liệu do ứng viên viết để gửi cho nhà tuyển dụng, nhắm đến một vị trí công việc nhất định, bao gồm những thông tin mà nhà tuyển dụng yêu cầu, hoặc cần biết về ứng viên đó. Có thể nói, CV là cầu nối giữa bạn và nhà tuyển dụng khi bạn apply cho một vị trí, nó là hình ảnh và khuôn mặt đại diện của riêng bạn, quyết định đến việc những nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét sự phù hợp ban đầu giữa khả năng và tính cách của bạn với công việc này.
Để đánh bại hàng trăm đối thủ nặng kí khác cũng hướng tới ''con mồi'' này, những người mà có thể có sự tương đồng về bằng cấp, năng lực và kinh nghiệm làm việc với bạn, thực sự yêu cầu bạn phải gây được ấn tượng với các nhà tuyển dụng ngay từ ở ''vòng gửi xe''- bản CV. Nếu bạn còn nghi ngờ về tầm quan trọng của CV trong quy trình xin việc của bạn, hãy lên google và thử tìm kiếm vài đầu mục cùng chủ đề, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chia sẻ, tips, và cả những mẫu CV cho rất nhiều công việc khác nhau. Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng của một chiếc CV ''đẹp'', đầy đủ, không mắc những sai lầm cơ bản trong hành trình ''săn việc'' của bạn.
Nếu bạn đang tìm kiếm những bước cụ thể trong việc hoàn thành một bản CV hoàn chỉnh, bạn có thể tìm kiếm trên mạng xã hội, Google để có được những thông tin, hướng dẫn chi tiết và rõ ràng hơn, bởi vì với bài viết này, tôi muốn chia sẻ nhiều hơn về những lỗi thường gặp trong việc viết CV gây mất điểm ngay từ lần đầu tiên với những nhà tuyển dụng mà tôi, cùng rất nhiều những ứng viên khác đã từng mắc phải để có thể có được cái nhìn bao quát hơn về định nghĩa của một chiếc CV ''đẹp'' và xịn sò.
Lời khuyên thứ nhất: Đừng cẩu thả và tạm bợ với CV của bạn. Như đã chia sẻ ở trên, CV thực sự là bộ mặt của bạn với các nhà tuyển dụng, là bước gây ấn tượng đầu tiên trong số hàng trăm các ứng viên khác. Vậy nên, đừng qua loa với nó.
Nếu bạn chăm chút cho CV của mình một cách cẩn thận với những thông tin rõ ràng, hình ảnh phù hơp, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu và đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về thông tin của nhà tuyển dụng, bạn sẽ khiến cho ''bộ mặt'' của mình được trở nên rõ hơn và ấn tượng hơn trong mắt những nhà tuyển dụng.
Thậm chí, có một quy định bất thành văn trong quy trình xin việc của Nhật Bản, một quốc gia có nền công nghê hiện đại và tính tự động cao, đó là bạn phải viết tay từng tờ CV dài hai mặt giấy cho bất kỳ công việc nào. Từ làm thêm cho đến tìm việc chính thức, kể cả có email trước đi chăng nữa, bạn vẫn cần viết tay CV, về hình thức, nó khá giống tờ khai thông tin cá nhân ở Việt Nam nhưng nội dung thì bao gồm cả bằng cấp, kinh nghiệm, đoạn văn PR bản thân lẫn các công việc đã từng làm. Thậm chí một số nơi còn yêu cầu gửi đơn như chúng ta thường làm. N ơi kh ác còn yêu cầu gửi đơn xin việc thông qua đĩa CD-ROM thay vì drive google như chúng ta thường làm.
Như vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, môi trường làm việc nào hay ở bất kỳ vị trí công việc nào, một bản CV với cách trình bày lộn xộn, từ ngữ sai chính tả, chèn thêm quá nhiều hình ảnh mô tả rườm rà, thiếu phù hợp và cung cấp những thông tin chưa rõ ràng hoặc có sự sai lệch, chưa đảm bảo về độ chính xác, chân thực và khách quan thực sự sẽ là một ''thanh kiếm rỉ'' khiến bạn thua ngay từ những trận chiến đầu tiên.
Vì vậy, lời khuyên ở đây là: Hãy chăm chút cho CV của bạn như cách để gây ấn tượng với người khác ngay từ lần gặp đầu tiên bằng cách trang điểm cho ''bộ mặt''.
1.Đừng sử dụng những thông tin liên lạc không rõ ràng: Đây là một yếu tố nhỏ tưởng chừng như thừa thãi nhưng chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn ngay từ những bước ứng tuyển cơ bản nhất. Hãy cung cấp một cách chính xác, cụ thể những thông tin liên lạc như: số điện thoại, địa chỉ nhà và đặc biệt là địa chỉ Email vì đây đa phần sẽ là nơi những nhà tuyển dụng thông báo kết quả ứng tuyển, phỏng vấn và trao đổi thêm thông tin về vị trí công việc. Hãy cập nhật Email của bạn thường xuyên, một địa chỉ email hoạt động trong môi trường làm việc chuyên nghiệp không được phép để vài năm đóng bụi mà không kiểm tra hộp thư hay hoạt động.
Điều này chắc chắn sẽ giúp hình ảnh của bạn chuyên nghiệp hơn trong mắt những nhà tuyển dụng.
2. Quan tâm đến những từ khoá( keywords ) trong CV: Đây là những từ khoá chính, khái quát về trình độ, kinh nghiệm cũng như những kỹ năng liên quan đến công việc của bạn. Những từ ngữ này thường phải đáp ứng yêu cầu cao về sự chính xác, khách quan, ngắn gọn và không gây khó hiểu đối với người tiếp nhận. Nếu những Keywords của bạn thuộc về lĩnh vực học thuật hay những chuyên ngành riêng biệt, tôi khuyến khích việc đưa ra những phần chú thích ngắn gọn, rõ ràng để nhà tuyển dụng có cơ hội hiểu thêm về năng lực của bạn.
Một CV có từ khoá tốt giúp các nhà tuyển dụng đánh giá nhanh chóng, chính xác và cái nhìn bao quan hơn về năng lực của bạn. Điều đó giúp họ rút tránh phải đọc những thông tin phụ, đôi lúc hơi thừa thãi mà vẫn có thể nắm bắt được thông tin về bạn một cách rõ ràng nhất.
3. Hãy chú ý đến lỗi chính tả: Với tôi, viêc sử dụng đúng chính tả quan trọng trong tất cả mọi tình huống của cuộc sống xã hội, từ giao tiếp thông thường với bạn bè, tới những văn bản hành chính gửi lên cấp trên, vì vậy, việc xuất hiện lỗi chính tả trong một bản CV chuyên nghiệp không quá dài dường như là một ''hạt sạn'' khó có thể bỏ qua trong quá trình xin viêc này.
Nếu như bạn không để ý, thì nó có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn bỏ lỡ mất một cơ hội việc làm tuyêt vời.
4. Hãy chú ý đến tệp đính kèm và phông chữ: Một lời khuyên nhỏ ở đây, đó là hãy cố gắng bỏ thêm một chút thời gian để đặt tên cho tệp đính kèm và chỉnh lại phông chữ sao cho đồng nhất. Điều này chỉ là một chi tiết rất nhỏ nhưng có thể ngay lập tức để lại ấn tượng tốt trong mắt những nhà tuyển dụng vì sự cẩn thận và tính chuyên nghiệp của bạn.
5. Không lạm dụng quá mức các gạch đầu dòng: Việc đưa ra quá nhiều những gạch đầu dòng trong phần mô tả kinh nghiệm, thành tích của bạn dễ gây cảm giác nhàm chán, thừa thãi và làm mất thời gian cho những người đánh giá CV. Thay vì vậy, bạn có thể rút gọn những thông tin của mình và ưu tiên tập trung cho những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, thành tích, các hoạt động tình nguyện nổi bật, có liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Thực tế, nếu bạn đang apply cho một vị trí kế toán tại một công ty tài chính thì dường như những kinh nghiệm của bạn trong một trung tâm nghệ thuật dường như chưa đủ phù hợp và chưa đáp ứng đủ những nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Ngược lại, những kinh nghiệm của bạn về quá trình thực tập và quản lý sổ sách, chi tiêu cho một công ty start-up dù nhỏ nhưng chắc chắn sẽ là một điểm sáng gây ấn tượng, giúp bạn có thêm một ưu thế lớn cho vị trí công việc này.
Một phần mô tả với bốn gạch đầu dòng có lẽ là con số khá phù hợp để vừa tạo không gian cho bạn thể hiện năng lực, vừa giúp những nhà tuyển dụng đánh giá nhanh chóng, chính xác, rõ ràng năng lực của bạn.
Như vậy, tổng kết lại với kinh nghiệm thứ nhất, phần trình bày và hình thức của một CV đóng vai trò không hề nhỏ trong quá trình nộp đơn ứng tuyển của bạn. Hãy nhớ, một bản CV đẹp, trước hết phải là một bản CV ''sạch''.
Nếu các bạn đang thắc mắc rằng tại sao chỉ với vài trang giấy, vài trang hồ sơ như CV lại có thể liên quan tới cảm xúc của các nhà tuyển dụng, việc này dường như không hề cần thiết, thì tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số những sư thât mà có lẽ trong quá trình gửi CV, một số người , một số lần trong các bạn đã mắc phải.
Những nhà tuyển dụng, hay nói cụ thể hơn là bộ phận tuyển dụng phòng nhân sự( Recruitment ) sẽ là những người trực tiếp xem xét CV của bạn. Một công việc tốt đương nhiên sẽ là một công việc được nhiều người săn đón, việc tiếp nhận và xử lý một số lượng CV không hề nhỏ mỗi ngày sẽ khiến cho những nhà tuyển dụng càng khắt khe hơn với CV của bạn.
Theo kinh nghiệm một người bạn đang làm việc trong bộ phận HR của một công ty quảng cáo, trong mỗi đợt tuyển dụng, có một số lượng không hề nhỏ số CV mà thậm chí anh ấy còn không hề xem qua. Đương nhiên không phải vì khối lượng công viêc quá nhiều khiến họ bỏ qua chúng, mà bởi vì những lỗi sai cơ bản trong CV của bạn đã thể hiện sự thiếu tôn trọng tới công việc bạn đang ứng tuyển và thiếu quan tâm đến nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Hãy tôn trọng họ và thể hiện sự tôn trọng ấy ngay trong bản CV của mình, bằng những bí quyết nhỏ sau đây:
Trình bày CV một cách dễ đọc, thống nhất một gam màu chung cho các hình ảnh và biểu đồ:
Viêc phải làm việc với quá nhiều thông tin từ nhều người khác nhau trong một thời gian ngắn có thể khiến những nhà tuyển dụng cảm thấy quá tải và không mấy thích thú với những CV trình bày quá rườm rà, phức tạp và nhiều màu sắc. Điều đó không chỉ không gây ấn tượng được với họ mà ngược lại, có thể phản tác dụng, khiến họ không còn hứng thú với những kinh nghiệm, thông tin mà bạn cung cấp.
Không ít người có thói quen gửi CV hàng loạt cho nhiều công ty khác nhau mà không hề có sự thay đổi về thông tin và tìm hiểu rõ ràng trước về công việc, môi trường làm việc mình đang ứng tuyển.
Như ở phần một đã chia sẻ, có những kinh nghiệm thực tập, tình nguyện, thành tích học tập không phải lúc nào cũng thực sự cần thiết cho mọi trường hợp. Nếu bạn apply vào vị trí giảng viên cho một trung tâm tiếng Anh thì có lẽ giữ nguyên miêu tả về kinh nghiệm tại một công ty thực phẩm là không cần thiết, cho thấy việc bạn không hề có sự quan tâm nhất định về vị trí công việc ấy, gây mất thời gian và công sức cho những nhà tuyển dụng.
Vì vậy, hãy chọn lọc thông tin thật kỹ và nắm được những thông tin cơ bản nhất về công việc, công ty bạn ứng tuyển. Từ đó, bạn có thể để lại thiện cảm tốt cho nhà tuyển dụng vì sự tôn trọng bạn dành cho công việc này.
Tránh sử dụng nhiều tính từ trong CV giúp bạn có được cái nhìn chuyên nghiệp và khách quan hơn nhiều so với việc phóng đại những thành tích, kinh nghiệm của bạn. Thay vì việc diễn đạt: Hoàn thành việc thực tập một cách xuất sắc tại công ty A với vị trí xy trong khoảng thời gian ''...'', dễ khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy sự đánh giá cá nhân thì ở đây, bạn có thể sử dụng cách nói: Có kinh nghiệm thực tập tại ...
Điều khiến CV của bạn nổi bật trong hàng trăm những ứng viên khác cho vị trí công việc mơ ước đó là việc nắm rõ được những gì nhà tuyển dụng yêu cầu ở bạn, và khả năng của bạn có phù hợp với vị trí này hay không.
Thêm một lưu ý nhỏ không phải ai cũng để ý, đó là hãy sử dụng địa chỉ Email chuyên nghiệp khi gửi CV ứng tuyển nếu bạn nộp hồ sơ online.
Điều này cũng giống như việc bạn đánh giá người khác trước hết ở hình thức bên ngoài. Nếu như người đó ăn mặc lịch sự, gọn gàng, đương nhiên bước đầu bạn đã có thiện cảm tốt với cá nhân ấy và sẵn lòng bỏ thêm thời gian tìm hiểu họ. Với tên địa chỉ email cũng vậy. Bạn không thể thể hiện được tính chuyên nghiệp của mình trong môi trường làm việc tương lai nếu vẫn giữ nguyên những địa chỉ email khá sơ sài và ''trẻ con'' như thế này: [email protected] hay [email protected].
Hãy thay thế chúng bằng những địa chỉ chuyên nghiệp và rõ ràng hơn với công thức thường được dùng là: A (họ tên bạn) + đuôi email.
Cuối email bạn đừng bao giờ quên câu '' Cảm ơn'' để thể hiện sự tôn trọng và tính chuyên nghiệp cho vị trí công việc này.
Như v ậy bạn đã tạo được ấn tượng và ngay lập tức ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng
Lời khuyên cuối cùng: Đừng quá thể hiện mình với những thông tin không cần thiết.
Bạn cần sự nhìn nhận khách quan, chân thực về năng lực của chính mình và thể hiện điều đó qua những dòng mô tả về kinh nghiệm, thành tích. Tôi biết rằng việc đạt giải nhất cấp thành phố môn Ngữ văn thời cấp 3 là rất ngầu đấy, nhưng điều đó là không cần thiết để đưa vào CV vì thực chất, bạn càng cố thể hiện những thành tích trong quá khứ, điều đó chứng tỏ bạn càng thiếu tự ti với năng lực của mình trong hiện tại.
Điều duy nhất bạn cần khiến cho những nhà tuyển dụng nhận thấy đó là sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển, với môi trường làm việc bạn mong đợi. Hãy hiểu rõ về khả năng của mình, đừng cố vẽ vời thêm những kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn không có hoặc chưa thực sự nổi bật chỉ để gây ấn tượng thoáng qua với nhà tuyển dụng. Điều đó có thể khiến bạn gặp rắc rối kể cả khi CV của bạn lọt vào vòng phỏng vấn trực tiếp.
Cuối cùng, bạn cần hiểu rằng, kể cả khi bạn không hề mắc sai lầm nào trong số những kinh nghiệm tôi đã chia sẻ nhưng CV của bạn vẫn bị loại khỏi các ứng viên khác thì lý do duy nhất chỉ đơn giản là bạn chưa thực sự thích hợp với công việc này. Điều đó không đồng nghĩa với việc bạn thất bại, kém cỏi hay tất cả các nhà tuyển dụng đều không nhìn thấy tiềm năng phát triển ở bạn, thay vào đó, việc bị loại giúp bạn có thể nhanh chóng tìm đến những cơ hội mới tốt hơn và phù hợp hơn với bạn.
Với tôi, một CV đẹp còn là một CV đánh giá đúng khả năng của chính mình.
Bài viết liên quan
Bật mí kinh nghiệm viết CV kế toán trưởng ấn tượng và chi tiết nhất
CV kế toán trưởng có quan trọng hay không? Hướng dẫn cách viết CV xin việc kế toán trưởng chi tiết cùng một số thông tin hữu ích dành cho ứng viên.
Mẫu CV xin việc kế toán mới ra trường và hướng dẫn viết chi tiết nhất
Vì sao cần phải có CV xin việc kế toán mới ra trường? Hướng dẫn cách viết mẫu CV xin việc kế toán mới ra trường tiết nhất dành cho bạn. Xem ngay!
Chia sẻ bí quyết viết CV Regional Sales Manager ấn tượng nhất
Cách viết CV Sales Manager chuyên nghiệp và ấn tượng. Những nội dung cơ bản trong CV Regional Sales Manager. Lưu ý khi viết CV Regional Sales Manager.