Ngành quản trị kinh doanh có thể làm những ngành nghề gì?

By   Administrator    18/01/2020

Quản trị kinh doanh cũng là một ngành khá “hot”, thế nhưng những người theo ngành quản trị kinh doanh sẽ làm gì, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Hiện nay, xã hội ngày càng có xu hướng phát triển theo chiều hướng hội nhập toàn cầu. Ngành nghề trong xã hội cũng từ đó mà mở rộng, trở nên đa dạng hơn. Quản trị kinh doanh cũng là một ngành khá “hot”, thế nhưng những người theo ngành quản trị kinh doanh sẽ làm gì? 

1. Khái niệm về ngành nghề

Đầu tiên ta cần hiểu quản trị là gì, đó là một loạt những hoạt động với mục đích hoàn thành một công việc, giúp phối hợp hiệu quả các hoạt động và nguồn lực của một tổ chức, hoạch định, lãnh đạo và kiểm tra.

Khái niệm về ngành nghề

Quản trị kinh doanh có thể coi là các hoạt động quản trị công việc, quá trình kinh doanh, quản lý các hoạt động kinh doanh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Việc này giúp phát triển, duy trì công việc kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp, công ty, tập đoàn,…và tạo ra một hệ thống nhằm tối đa hóa “hiệu suất” và “doanh thu”.

Quản trị kinh doanh cũng có thể coi là quá trình quản lý và đưa ra quyết định của các nhà quản lý doanh nghiệp.

2. Học ngành quản trị kinh doanh bao gồm những gì

Đầu tiên, các bạn có ý định theo học ngành quản trị kinh doanh cần biết, đây là một ngành khá năng động nhưng cũng nhiều thử thách, mặc dù cơ hội thì không hề ít. Kiến thức tổng quan và chuyên sâu về các mảng kinh tế, xã hội chính là nền tảng cơ bản nhất.

Quản trị kinh doanh bao gồm nhiều chuyên ngành sâu và được đào tạo bài bản như: quản trị nhà hàng - khách sạn, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị marketing, quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị khởi nghiệp, quản trị logistic,…

Sinh viên học ngành này tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực: lập kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm, truyền thông thương hiệu, chính sách giá, xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm,…

3. Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có thể đảm nhiệm những vị trí nào?

Như phần trên đã đề cập, có thể thấy sinh viên theo học ngành này có khả năng làm “lãnh đạo, quản lý”. Bởi lẽ, các sinh viên được trang bị kỹ năng và kiến thức cũng như cũng đã có cái nhìn toàn diện về các hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức, công ty.

Nhiều vị trí trong doanh nghiệp phù hợp với ngành này như: CFO (giám đốc tài chính), CEO, CMO (giám đốc marketing), CCO (giám đốc kinh doanh), trưởng phòng, trưởng nhóm, chuyên viên phụ trách các công việc hành chính nhân sự, chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường, tìm kiếm đối tác, giảng viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh,...

Ngoài ra, cử nhân ngành quản trị kinh doanh còn đảm nhiệm một số vị trí khác như: nhân viên truyền thông, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên nghiên cứu thị trường, trợ lý kinh doanh, giám sát kinh doanh, giám đốc nhãn hàng, giám đốc thương hiệu, giám đốc sáng tạo,…

Việc lựa chọn đúng chuyên ngành ngay từ năm 3 đại học chính là yếu tố giúp các bạn phát huy đúng ưu thế và vươn xa hơn và tinh thần hướng nghiệp đúng đắn trong tương lai.

Kinh nghiệm và khả năng về ngoại ngữ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng sẽ góp phần giúp bạn có một cơ hội nghề nghiệp vững chắc và đầy hứa hẹn. 

Ngay từ lúc ngồi trên giảng đường, bạn cũng có thể thử sức ngay với một số câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, hoặc đi làm thêm các công việc liên quan tới ngành học. Hẳn là khi bạn nộp đơn xin việc với một CV đầy ắp những kĩ năng bài bản và kỹ năng rạch ròi thì doanh nghiệp nào chả mong muốn bạn về với đội của họ.

Quản trị kinh doanh ra làm được việc gì.

4. Liệu bạn có phù hợp với ngành nghề này

Sau khi tìm hiểu về khái niệm, ngành học cũng như công việc tương lai thì bạn sẽ có ngay cái đánh giá và nhận định ban đầu về quản trị kinh doanh. Chính bạn là người hiểu rõ liệu bản thân, trình độ, khả năng và tính cách liệu có thực sự phù hợp.

Chắc hẳn rằng, với các bạn có đầu óc tư duy, có sở thích kinh doanh, quản lý hay các bạn trẻ năng động, linh hoạt thì hẳn đây là một lựa chọn thú vị. Bên cạnh những thử thách, các bạn trẻ có thể trải nghiệm rất nhiều.

Đa số với các bạn học các khối như A, B, D sẽ có khuynh hướng học các ngành liên quan tới kinh tế, quản trị kinh doanh, quan hệ đối ngoại, quan hệ quốc tế hay tài chính và doanh nghiệp. Còn ngại gì không thử sức với ngành nghề năng động này.

Quá trình học trên trường đại học, cao đẳng, trung cấp hẳn sẽ mang đến cho mỗi sinh viên những trải nghiệm riêng. Tuy nhiên, quan trọng là các bạn hãy tìm hiểu kĩ mỗi ngành học xem công việc đó có phù hợp với năng lực, tính cách và ưu điểm của cá nhân hay không. Quản trị kinh doanh cũng luôn phát huy và đổi mới nhằm đào tạo thành công những thế hệ trẻ trong thời kỳ kinh tế hội nhập và phát triển vươn cao.

>>> Xem thêm các bài viết:

 

5/5 (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Ngành kế toán học trường nào? Những lựa chọn tốt nhất dành cho bạn

Ngành kế toán học trường nào? Top trường đào tạo ngành kế toán tốt nhất. Nên học kế toán ỏ đâu? Học kế toán kiểm toán tại trường nào tốt nhất?

CV Sales Assistant viết sao cho chuyên nghiệp và ấn tượng nhất?

Bí quyết để có một chiếc CV Sales Assistant chuyên nghiệp và ấn tượng. CV Sales Assistant nên viết theo định dạng nào? Tạo CV Sales Assistant.

Vị trí công việc nhân viên văn phòng liệu có thật sự hấp dẫn

Nhân viên văn phòng là làm gì? Tìm hiểu vị trí công việc nhân viên văn phòng để biết những công việc nhân viên văn phòng cần phải làm là gì nhé.