Để hiểu về phóng viên, bạn không chỉ cần biết thế nào là phóng viên mà phải hơn vậy tôi nghĩ rằng các bạn nên hiểu và biết nhiều hơn về nghề này, bởi có nó chúng ta mới có biết bao nhiêu thông tin, tin tức mà không thể dễ dàng có được.

Định nghĩa về phóng viên?
Trước tiên muốn tìm hiểu về nghề này ta phải biết phóng viên là gì?
Phóng viên có thể hiểu chính là những con người trực tiếp làm việc cho đài truyền hình, tòa soạn hay đài phát thanh,…
Nhiệm vụ của họ là viết bài và viết tin tức sau mỗi bài hay tin của họ thì đều phải ký bút danh sau mỗi bài viết của mình, phóng viên cũng còn là những nhà quay phim, chụp ảnh,..để phù hợp trong tác nghiệp.
Các phóng viên để cho ra những sản phẩm là hình ảnh và các tư liệu đảm bảo tốt nhất cho người đọc, người xem thì có thể làm việc cùng cả một ekip để ra được những thước phim hay hình ảnh đó, nhưng đôi khi cũng phải làm việc một mình với 1 máy quay.
Phóng viên và nhà báo có sự khác biệt nhau ra sao?
Câu hỏi này có lẽ được rất nhiều người hỏi và quan tâm, mọi người thường không biết có gì giống và khác nhau trong 2 khái niệm này.
Nhưng lại có những sự khác biệt nhất định ở 2 khái niệm này.
- Nhà báo: luôn được cấp thẻ nhà báo trong hoạt động báo chí
- Phóng viên: những người hoạt động trong báo chí với công việc đưa tin, viết bài, ghi lại hình ảnh được tòa soạn cử đi làm việc nhưng lại chưa được cấp thẻ nhà báo mà khi đi tác nghiệp phải sử dụng giấy giới thiệu của tòa soạn.
Để được cấp xét thẻ nhà báo thì phóng viên phải đáp ứng những yêu cầu sau: phải là công dân Việt Nam, thường trú tại lãnh thổ Việt Nam, có trong mình tấm bằng đại học trở lên và đặc biệt là có thời gian công tác tại cơ quan báo chí liên tục trong vòng 2 năm trở lên tính đến thời điểm xét đẩy lấy tấm thẻ nhà báo.
Phóng viên được pháp luật bảo vệ
Trong quá trình tác nghiệp một trong những hành vi bị nghiêm cấp đối với phóng viên: đe dọa, uy hiếp tính mạng và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, không được quyền phá hủy hay thu giữ phương tiện, hủy tài liệu, cản trở sự tác nghiệp của phóng viên đang trong quá trình hoạt động đúng pháp luật.
Quyền lợi của người cầm bút đã được bảo vệ qua Nghị định 159/2013/NĐ-CP đã quy định và xử phạt hành chính, đây có lẽ được coi là hành lang pháp lý để bảo vệ các phóng viên hay được gọi là “những nhà báo không thẻ”
Các loại nhóm phóng viên
Phóng viên cũng như các ngành nghề khác không chỉ có một chức vụ hay một vị trí duy nhất, nhóm người có cùng chức danh nhưng sẽ đảm nhận vị trí và những nghiệp vụ khác nhau.
Để biết được nội dung mà bạn đảm nhiệm bạn phải biết rằng mình giữ chức vụ gì đối với trong chức danh phóng viên.
-
Loại 1: phóng viên không biên giới
-
Loại 2: phóng viên chiến trường
-
Loại 3: phóng viên truyền hình
Để trở thành phóng viên chuyên nghiệp bạn cần những tố chất gì?
Con người của bạn cũng sẽ thể hiện phần nào tố chất bạn có làm được phóng viên không đó nhé. Nếu bạn là người rất ham học hỏi và luôn có trong mình sự yêu thích khám phá và cống hiến hết mình vì lẽ phải thì có lẽ rằng công việc phóng viên sẽ phù hợp với bạn đó.
Nhưng để biết bản thân mình có phù hợp và có thể làm trong nghề này không thì hãy nhìn vào những tố chất của bản thân dưới đây để tự đánh giá con người mình có làm được hay không nhé.
-
Không quản ngại ngó khăn: đối với nghề này sự chịu sức ép và phải chịu nhiều khó khăn nguy hiểm là điều không thể tránh khỏi, phải đấu tranh với những nguy hiểm rình rập và cả những mặt xấu trong xã hội
-
Cần phản ánh khách quan và trung thực trong nghề
-
Luôn giữ trong mình tinh thần ham học, ý thức trau dồi nâng cao kiến thức
Kết luận
Mỗi ngành nghề đều cần rất nhiều yếu tố và đều cần học hỏi, nếu bạn có ý định trở thành một phóng viên thực thụ thì hãy tìm hiểu thật kỹ về chúng và hãy thử xem bản thân mình có được những tố chất gì và cố gắng được đến đâu nhé.
>>> Xem thêm các bài viết: