Phát thanh viên là một ngành mà nhiều người mơ ước. Để trở thành phát thanh viên cần có những yếu tố nhất định, hãy cùng bài viết này tìm hiểu những yếu tố cần có của một phát thanh viên.
1. Khái niệm về phát thanh viên
Phát thanh viên là những người biên tập trên đài phát thanh. Họ thường là những người truyền tải ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói để đưa thông tin đến công chúng.

Mặc dù cùng thực hiện công việc truyền tải thông tin nhưng người làm trong đài truyền hình lại được gọi là biên tập viên, còn người làm trong đài phát thanh lại gọi là phát thanh viên. Công việc của phát thanh viên gắn liền với sự ra đời của radio, công cúng không thể nhìn thấy hình ảnh họ, chỉ nghe được thông tin từ giọng nói truyền cảm của phát thanh viên.
2. Công việc của một phát thanh viên
Công việc của phát thanh viện không chỉ là đọc một đoạn thông tin họ phải thực hiện rất nhiều công việc chia theo từng giai đoạn khác nhau, cụ thể:
* Trước khi thu âm: phát thanh viên phải nghiên cứu, chuẩn bị chủ đề, xem lại, chỉnh sửa, bổ sung nội dung, liên lạc với các thành viên trong đội kỹ thuật chỉnh sửa âm thanh trước khi thu.
* Trong quá trình thu âm: giới thiệu, lưu trữ chương trình, phỏng vấn khách mời tại phòng thu, thông qua điện thoại hoặc các phương tiện truyền thông khác, đọc, truyền tải thông tin theo nội dung kịch bản đã chuẩn bị.
* Kết thúc thu âm: sau khi thu âm xong phát thanh viên có thể xem lại, đánh giá việc thu của mình để rút kinh nghiệm cho những lần thu khác.
Vì các thông tin mà phát thanh viên truyền tải sẽ được công bố rộng rãi nên đòi hỏi sự chính xác cao cả về nội dung lẫn cách truyền tải vì vậy mà đòi hỏi phát thanh viên phải rèn luyện cho mình những kỹ năng nhất định.
3. Yếu tố cần có của một phát thanh viên chuyên nghiệp
Dù là công việc nào thì yếu tố chuyên nghiệp là bắt buộc phải có ở người lao động. Phát thanh viên cũng vậy, phải có sự chuyên nghiệp thì công việc mới được thực hiện tốt, cụ thể:
Yêu cầu về trình độ chuyên môn
Đây là yếu tố hàng đầu vì nó trực tiếp quyết định chất lượng công việc mà phát thanh viên làm. Trình độ chuyên môn của phát thanh viên thể hiện ở việc lên kế hoạch chương trình, chọn khách mời, biết cách dẫn dắt người nghe, xử lý tình huống bất ngờ một cách suôn sẻ. Ngoài ra chuyên môn của phát thanh viên còn được thể hiện ở việc tìm hiểu, nắm chắc vấn đề, một khi bạn nắm chắc được vấn đề thì bạn sẽ chủ động, tự tin xử lý, kiểm soát nó.

Rèn luyện cho mình kỹ năng nói
Ngôn ngữ nói là phương tiện duy nhất để phát thanh viên truyền tải thông tin đến người nghe, chính vì thế mà giọng nói có truyền cảm, lôi cuốn thì mới hấp dẫn người nghe. Để hấp dẫn được người nghe thì phát thanh viên phải có nghệ thuật nói, phải biết phát âm chuẩn chỉnh, linh hoạt, tròn vành rõ chữ, ngắt nghỉ đúng chỗ. Đặc biệt phát thanh viên tuyệt đối không được nói ngọng, nói lắp, nói tiếng địa phương. Để nội dung đi được vào lòng người nghe thì đều phải dựa vào giọng nói của phát thanh viên chính vì vậy mà phát thanh viên phải rèn luyện cho mình có được giọng nói hay.
Có bản lĩnh chính trị vững vàng
Phát thanh viên trong lúc làm việc sẽ có những diễn đàn chính trị vì thế mà phát thanh viên phải có bản lĩnh chính trị để tránh đưa ra thông tin sai lệch. Ngoài ra, phát thanh viên phải nắm vững đường lối chính trị của Đảng, chủ trương, chính sách, thiết chế của Nhà nước để dẫn dắt thông tin theo hướng chính xác cũng như bác bỏ được những quan điểm lệch lạc trước vấn đề bức xúc. Yếu tố bản lĩnh chính trị là yếu tố quan trọng không kém yếu tố chuyên môn. Có trình độ chuyên môn nhưng không có bản lĩnh chính trị thì chương trình mà người phát thanh viên đảm nhiệm cũng sẽ thất bại.
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn về khái niệm, công việc cũng như yếu tố cần có của một phát thanh viên. Hi vọng sau khi đọc xong bài viết bạn đã hiểu thêm về phát thanh viên và quyết định có nên lựa chọn công việc này không.
>> Tham khảo bài viết khác: