Trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng giúp phát triển kinh tế của các nước. Tìm hiểu về nó, các bạn sẽ biết đến nhiều khái niệm mới, một trong số đó là packing list.

Khái niệm Packing list
Packing list; có thể hiểu là phiếu đóng gói hàng hóa, bảng kê, phiếu chi tiết hàng hóa; là thành phần trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Nó mô tả chi tiết nội dung lô hàng như số lượng hàng, phương thức đóng hàng, kích thước, đặc tính, loại, … thường không gồm giá trị.
Packing list là bảng kê danh mục hàng hóa như thỏa thuận của hợp đồng, thông tin trên bảng kê tương tự như hóa đơn nhưng không cần có các thông tin liên quan đến thanh toán hay đơn giá.
Phân loại Packing list
Trong xuất nhập khẩu ở trong nước cũng như trên thế giới, packing list được sử dụng gồm ba loại cơ bản:
-
Phiếu đóng gói chi tiết ( Detailed packing list ): Nội dung lô hàng chi tiết, được người mua và người bán trực tiếp sử dụng, để kiểm tra số lượng hàng hóa thực tế khi dỡ hàng và nhập vào kho. Người gửi hàng phải kê khai đầy đủ và chi tiết những thông tin về hàng hóa vận chuyển, đó là hàng hóa có số lượng nhiều, chủng loại, chất liệu, kích cỡ khác nhau.
-
Phiếu đóng gói trung lập ( Neutral packing list ): Nội dung không gồm tên người bán mà chỉ có các thông tin về hàng hóa, thường sử dụng trong trường hợp người bán không muốn bị lộ tên hoặc theo chỉ định mua bán ba bên.
-
Phiếu đóng gói kiêm bảng kê trọng lượng ( Packing and Weight list ): Thường được sử dụng trong trường hợp khối lượng hàng hóa phải kiểm soát chặt chẽ hay trường hợp giá thành vận tải được tính trên đơn vị cân nặng.
Chức năng của Packing list

Đây là thông tin có lẽ mọi người đều thắc mắc khi tìm hiểu về packing list. Packing list có vai trò rất quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu cũng như thương mại quốc tế.
Chứng từ hỗ trợ thanh toán, bắt buộc có để khai báo hải quan trong ngành xuất nhập khẩu.
Chứng từ hỗ trợ yêu cầu bảo hiểm khi hàng hóa mất mát hoặc hư hỏng.
Packing list cho biết thông tin chi tiết về hàng hóa như trọng lượng, loại hàng hóa, số lượng, khối lượng, quy cách đóng gói hàng hóa. Từ đó chúng ta tính toán được các yếu tố sau: Sắp xếp kho chứa hàng, bố trí được phương tiện vận tải, sử dụng các thiết bị, máy móc chuyên dụng, thuê nhân công,
Giúp người mua kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng, các khâu hoạt động đã hợp lý, đúng quy chuẩn chưa; giúp người nhận kiểm soát hàng cẩn thận tránh tình trạng mất, thiếu hàng, có phương án nhận hàng tối ưu nhất.
Hiểu được các loại hàng hóa từ đó theo dõi các mặt hàng cho người mua hoặc công ty làm việc một cách dễ dàng.
Giúp đảm bảo hàng hóa đến đúng địa điểm và không bị hư tổn gì.
Dùng để khai báo hãng vận chuyển phát hành vận đơn.
Những mục cần có trong Packing list
Một Packing list thường có những mục sau:
Tiêu đề trên cùng: Logo, tên, địa chỉ, fax, tel công ty
Số và ngày lập
Thông tin người mua, người bán.( Tel, fax, tên, địa chỉ )
Cảng xếp hàng, dỡ hàng. ( Thời gian dự kiến dỡ hàng, công cụ dỡ hàng, … )
Thông tin hãng tàu, số chuyến tàu
Thông tin hàng hóa: Trọng lượng, số kiện, mô tả hàng hóa, thể tích hàng hóa, …
Quy cách đóng gói, kích thước kiện hàng
Số hiệu hợp đồng
Điều kiện giao hàng
Phân biệt packing list và invoice
Đây là hai loại chứng từ dễ gây nhầm lẫn.
Commercial Invoice hay hóa đơn thương mại thiên thể hiện giá trị của hàng hóa. Loại giấy này có nội dung tương tự với packing list nhưng lại do chủ hàng phát hành và gửi đến cho người nhận
Packing list hay phiếu đóng gói thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, trọng lượng và thể tích, hàng hóa do ai phát hành và được gửi tới đâu, …; chỉ gồm thông tin về hàng hóa, không có giá trị hàng hóa như trong invoice.
Bài viết trên tôi đã cung cấp những thông tin cơ bản về packing list: khái niệm, phân loại, chức năng, nội dung chính của packing list và phân biệt packing list với invoice. Mong nó sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích cho cuộc sống cũng như công việc.
>> Tham khảo thêm: