Chi tiết chuyên ngành công nghệ thông tin và những điều cần biết

By   Administrator    21/09/2019

Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính.

Trong thời đại 4.0 hiện nay - thời buổi công nghệ kỹ thuật đang phát triển không ngừng, ngành công nghệ thông tin đang hot hơn bao giờ hết. Đây luôn được coi là ngành mũi nhọn trong đào tạo của các trường Đại học về công nghệ, vì ngành học hướng đến sự phát triển khoa học kĩ thuật trong đời sống hiện đại hoá ngày nay. Tuy nhiên không phải ai cũng có cái nhìn đúng và đủ đối với ngành học này. Vậy ngành công nghệ thông tin là gì? Ngành này đào tạo cho sinh viên những kiến thức kỹ năng gì? Học ngành công nghệ thông tin mai sau có thể làm những ngành nghề gì? Những nơi nào có chất lượng đào tạo công nghệ thông tin tốt? Và tại sao ngành học này lại hot đến vậy? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

cong-nghe-thong-tin

Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin ( Information Technology - IT) là một thuật ngữ chỉ các hệ thống máy tính, phần mềm, mạng lưới internet, dùng cho xử lý và phân phối dữ liệu. Công nghệ thông tin tập hợp các phương pháp, kĩ thuật hiện đại để khai thác, sử dụng nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống của con người.

Ngành công nghệ thông tin đào tạo những gì?

Ngành công nghệ thông tin luôn được coi là một ngành hot trong các trường đại học, bởi tiềm năng phát triển trong tương lai của nó là vô cùng lớn trong xã hội hiện đại của chúng ta. Trong ngành học này, các sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức cần thiết để có thể sử dụng các phần mềm máy tính xử lý các dữ liệu thông tin, lưu trữ và cả chuyển đổi chúng dưới nhiều dạng khác nhau.

Ngành công nghệ thông tin hiện nay gồm các chuyên ngành chính: hệ thống thông tin, khoa học và kỹ thuật máy tính, mạng truyền thông, kỹ thuật phần mềm.

Tuỳ thuộc vào từng chuyên ngành mà sinh viên sẽ có những chương trình đào tạo cụ thể và chuyên sâu khác nhau. Tuy nhiên về tổng quan, khi vào học ngành này sinh viên sẽ được nắm bắt những kiến thức sau:

  • Trang bị kiến thức nền tảng về máy tính: phần cứng và các phần mềm máy tính - phần công nghệ.

  • Trang bị kiến thức về thông tin, cơ sở dữ liệu - phần thông tin.

  • Trang bị kiến thức về những ngôn ngữ lập trình thông dụng.

  • Nghiên cứu, phát triển các ứng dụng phần mềm.

  • Sửa chữa, xây dựng và bảo trì các phần cứng máy tính.

  • Trang bị kiến thức về an ninh mạng và bảo mật thông tin…

Và còn rất nhiều kiến thức chuyên sâu khác nữa tuỳ thuộc vào chương trình bạn học.

Các chuyên ngành thuộc ngành công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin: 

  • Đây là chuyên ngành truyền thống của ngành. Sinh viên của chuyên ngành sẽ được học về nghiên cứu mạng, thiết kế cơ sở dữ liệu và thu nhận các lý thuyết toán. 

  • Khi làm việc, các chuyên gia thông tin sẽ sử dụng các phần mềm và ứng dụng để giải quyết một vấn đề nào đó theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi ra trường sinh viên có thể thử sức với vai trò như: nhà phân tích bảo mật thông tin, chuyên gia hỗ trợ máy tính, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị viên hệ thống...

Khoa học máy tính:

  • Chính là việc đi sâu vào nghiên cứu khoa học, nghiên cứu máy tính và các thuật toán. Có thể nói, các nhà khoa học máy tính là người bạn của máy tính, vì họ có thể hiểu được ngôn ngữ của máy thông qua việc học các ngôn ngữ lập trình, các mã máy… Họ là những người sẽ phát minh ra những cách thức để truyền tải thông tin. 

  • Sau khi ra trường, sinh viên chuyên ngành khoa học máy tính có thể làm lập trình viên ứng dụng, kỹ sư hệ thống hay người phát triển web…

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: 

  •  Bạn sẽ học về mạng công nghệ như: truyền tải tập tin, điện toán lưới, an toàn và bảo mật thông tin… 

  • Kỹ sư tốt nghiệp ở chuyên ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm như: quản trị mạng và hệ thống tại các trung tâm dữ liệu, dịch vụ internet, chuyên viên thiết kế mạng chuyên nghiệp, chuyên viên xây dựng và phát triển ứng dụng truyền thông…

Kỹ thuật máy tính: 

  • Nghiên cứu và phát triển các linh kiện máy tính, sinh viên kỹ thuật máy tính được học chuyên sâu về phần cứng của máy tính. Ngoài ra họ cũng nghiên cứu sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Họ cũng là những người thiết kế các phần mềm để hỗ trợ cho hoạt động máy tính. 

  • Kỹ sư kĩ thuật máy tính ra có thể làm lập trình viên, kỹ sư thiết kế mạch điện, điện tử, vi mạch, kỹ sư đảm nhiệm công nghệ thông tin, làm việc trong các viện nghiên cứu…

Ngành công nghệ phần mềm: 

  • Chuyên thiết kế ra các ứng dụng trên phần mềm điện thoại và hệ thống máy tính, sinh viên sau khi ra trường sẽ có khả năng xây dựng và phát triển  các công cụ lập trình, phát triển các dự án dựa vào các phần mềm có sẵn theo yêu cầu của khách hàng. 

  • Sinh viên tốt nghiệp công nghệ phần mềm có thể ứng tuyển các vị trí như: chuyên viên phát triển phần mềm, chuyên viên quản lý phần mềm, chuyên viên tư vấn tích hợp hệ thống…

Ngành kỹ thuật mạng: 

  • Được đào tạo chuyên sâu về mạng và quản trị mạng, thiết kế, giải quyết các vấn đề về mạng và an ninh mạng… 

  • Các vị trí có liên quan đến chuyên ngành này là: chuyên viên an ninh mạng, chuyên viên quản trị mạng, chuyên viên thiết kế mạng…

Ngành hệ thống thông tin quản lý: 

  • Thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống thông tin. Đây là ngành học kết hợp cả phần cứng và phần mềm, kết nối các tổ chức với các chuyên gia, để từ đó quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Big data và machine learning: 

  • Với thời đại 4.0 hiện nay, cùng với nguồn dữ liệu khổng lồ, Big data giúp các doanh nghiệp tiếp cận và xử lý một khối lượng khổng lồ dữ liệu. Có thể nói đây là một ngành vô cùng hot khi các kỹ sư ra trường sẽ có các kỹ năng phân tích dữ liệu, tích hợp Big data và IT… có thể đưa ra các giải pháp xử lý nguồn dữ liệu một cách hiệu quả nhất. 

  • Các công việc hấp dẫn từ ngành này có thể kể đến như: kỹ sư công nghệ phần mềm và hệ thông tin, phân tích dữ liệu…

Ngành thiết kế đồ hoạ: 

  • Bạn được học cách sử dụng các phần mềm đồ hoạ linh hoạt, các kiến thức về nghệ thuật và cách sử dụng công nghệ thông tin trong đồ hoạ… ngành học này yêu cầu bạn phải có sự sáng tạo để có thể tạo ra được sản phẩm mang dấu ấn của riêng mình. 

  • Sinh viên theo ngành này có thể làm việc như một người thiết kế tự do, chuyên viên tư vấn, giảng dạy tại các trung tâm truyền hình, báo chí…

Ngành công nghệ thông tin và những điều cần biết

Các trường đào tạo công nghệ thông tin chất lượng tại Hà Nội

  • Đại học bách khoa Hà Nội: đây được xem như trường đại học hàng đầu Việt Nam về chất lượng đào tạo. Trường có đầu vào cao nhằm tuyển chọn những sinh viên ưu tú nhất để có những thế hệ sinh viên chất lượng cao. Bên cạnh đó, Bách khoa luôn nổi tiếng với quy trình đào tạo khắt khe, môi trường học tập áp lực yêu cầu sinh viên phải luôn tập trung học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên đây vẫn luôn là một ngôi trường đáng mơ ước của những bạn sinh viên muốn theo học ngành IT:. “Nhiều người muốn vào mà cũng nhiều người muốn ra”.

  • Học viện kỹ thuật quân sự: đây là ngôi trường đào tạo kỹ thuật công nghệ hàng đầu của quân đội nước ta. Sinh viên được học tập và nghiên cứu trong môi trường quân đội nghiêm túc và chỉn chu. Ngoài ra, sinh viên tại đây cũng có điều kiện học tập và nghiên cứu với các trang thiết bị đầy đủ và hiện đại.

  • Đại học Công nghệ- đại học Quốc Gia Hà Nội: trong những năm gần đây ĐHCN-ĐHQG Hà Nội ngày càng khẳng định được vị trí của mình khi chất lượng sinh viên cả đầu vào và đầu ra luôn được đánh giá cao. Trường còn có các chương trình đào tạo định hướng Nhật Bản, cùng với sự liên kết với các tập đoàn lớn, giúp sinh viên có nhiều cơ hội học tập trong môi trường tiên tiến, cùng với nhiều loại học bổng khuyến khích học tập cho những sinh viên xuất sắc.

  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: đây là ngôi trường có chất lượng đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông có uy tín trực thuộc Bộ Thông Tin và Truyền Thông. Trường có ưu điểm là quy mô tuyển sinh khá rộng, và điểm đầu vào tuy không phải thấp nhưng cũng “dễ thở” hơn những trường trên.

Sinh viên IT cần những yếu tố gì?

Đam mê: điều quan trọng đầu tiên với các bạn sinh viên ngành này đó là niềm đam mê và sự sáng tạo. Có yêu thích nó thì bạn mới có thể gắn bó với nó lâu dài được, nếu không sẽ rất dễ xảy ra chán nản và bỏ cuộc giữa chừng.

Tư duy: Nói đến công nghệ thông tin, chúng ta luôn biết đây là một ngành đào tạo có mức đầu vào cao. Bởi đặc thù của ngành học này là một ngành yêu cầu mức độ tư duy cao và khả năng toán học tốt. Nếu những bạn học sinh nào còn chưa tự tin vào khả năng toán học của mình thì hãy cân nhắc, vì không phải ai cũng có thể theo đuổi ngành học “nặng đô” này.

Tài chính: tài chính cũng là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn môi trường học tập. Vì những chương trình liên kết với nước ngoài hay những chương trình chất lượng cao yêu cầu một mức học phí cao hơn những chương trình bình thường mà không phải ai cũng theo được.

Khả năng ngoại ngữ: đây là một kỹ năng quan trọng mà bất cứ sinh viên ở ngành học nào cũng cần có. Đối với sinh viên IT, bạn cần có một vốn Tiếng Anh nhất định để có thể thuận lợi trong quá trình học tập và nghiên cứu các tài liệu, giáo trình bằng Tiếng Anh.

Cuối cùng là sự kiên trì: để thành công trên một lĩnh vực nào đó, hãy nhớ phải luôn nỗ lực và cố gắng hết sức mình vì công việc, dù có khó khăn cũng không được lùi bước.

Có thể nói, ngành công nghệ thông tin đã, đang và sẽ là một ngành học hot trong tương lai. Bởi hiện nay, công nghệ thông tin đã được áp dụng vào mọi mặt trong đời sống của chúng ta. Chính vì vậy, đây vẫn luôn là một ngành khát nhân lực tại Việt Nam. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về ngành học hot này, từ đó giúp bạn đưa ra những định hướng rõ ràng trong tương lai và có một lựa chọn đúng đắn và phù hợp với bản thân.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thi viên chức là gì? Quy định thi viên chức của Bộ Giáo Dục

Thi viên chức là gì? Thi viên chức được quy định như thế nào? Để không bị bỡ ngỡ khi tham gia cuộc thi quan trọng này, hãy đọc kỹ bài chia sẻ dưới đây.

Quản lý đơn hàng là gì? Quy trình quản lý chuẩn cho người bán hàng

Quản lý đơn hàng là gì? Học ngay cách quản lý đơn hàng qua bài viết bên dưới nếu bạn đang quản trị một doanh nghiệp bán hàng và muốn thu về lợi nhuận cao.

Biên dịch tiếng Anh là gì? Cách trở thành biên dịch viên chuyên nghiệp

Biên dịch tiếng Anh là gì? Làm thế nào để trở thành biên dịch chuyên nghiệp? Lương biên dịch có cao hay không? Tìm hiểu về nghề biên dịch viên.