Bạn có biết cách viết mục tiêu trong bản CV của mình? Những lưu ý để có một bạn CV với mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng và thuyết phục.
Dù là bất cứ ai, để chinh phục một thử thách, đạt đến thành công, mọi người đều phải có mục tiêu và ước mơ để phấn đấu. Nhưng xác định được mục tiêu nghề nghiệp thôi chưa đủ, khi bắt đầu đi xin việc bạn còn phải biết cách làm thế nào để trình bày mục tiêu trong bản CV một các mạch lạc, tự tin, đủ để “đốn tim” nhà tuyển dụng trong tức khắc, cho họ thấy bạn thực sự quyết tâm và nhiệt huyết mong muốn được có công việc. Dưới đây là một vài điểm bạn nên lưu ý để có một bạn CV chuẩn chỉnh với mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng và thuyết phục.

1. “Mục tiêu trong nghề nghiệp” là như thế nào?
Mục tiêu nghề nghiệp (thuật ngữ trong tiếng Anh là: career objective) là đoạn giới thiệu ngắn gọn của ứng viên tuyển dụng về định hướng trong công việc của bản thân trong tương lai, có thể là tương lai ngắn hạn hoặc dài hạn. Mục tiêu nghề nghiệp không phải những lời hoa mỹ, dài dòng, đánh bóng về bản thân hay là mô tả chung chung, mà cần ngắn gọn, súc tích,rõ ràng, cho thấy sự phù hợp mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở những nhân viên tương lai.
Ngoài ra, mục tiêu làm việc tuy là mục có dung lượng khá ngắn trong CV nhưng lại là phần không thể thiếu. Thậm chí có những cách viết CV, người ứng tuyển đưa phần mục tiêu nghề nghiệp đảo lên đầu (trước cả phần thông tin cá nhân) như là một cách để gây ấn tượng trực tiếp với nhà tuyển dụng, cho thấy nỗ lực và quyết tâm của họ.
2. Những nguyên tắc vàng để tạo ra một Career Objective ấn tượng
Nguyên tắc đầu tiên được gọi bởi cái tên viết tắt KISS (Keep it short and simple): trong phần mục tiêu bạn cần giới hạn đoạn văn trong khoảng 150-200 chữ(khoảng 2-3 câu), sử dụng nhiều từ khóa thay vì những câu văn dài dòng, tận dụng những gạch đầy dòng nhằm giúp nhà tuyển dụng “bắt được keywords của bạn” mau chóng hơn. Bạn hãy viết cô đọng và súc tích nhất có thể.
Nguyên tắc thứ hai là WIIFT (What’s In It For Them): mục tiêu của bạn phải có những điểm tương đồng với mục tiêu mà công ty muốn định hướng để phát triển trong tương lai. Bạn cần thể hiện cho những nhà tuyển dụng thấy rằng: những điều bạn đang hướng đến cần thiết đối với công ty như thế nào và bạn cần tới công việc này như thế nào để chinh phục ước mơ của bạn. Để thực hiện ước mơ lớn cần có những kế hoạch, mục đích cụ thể.
Nguyên tắc thứ ba là Be specific(cụ thể): bạn nên chỉ rõ công việc và ngành nghề mà bạn đang làm và mong muốn theo đuổi trong tương lai. Không thể nói rằng bạn mong muốn làm giám đốc tài chính trong 10 năm tới những vị trí bạn đang ứng tuyển lại là nhân viên marketing trong bộ phận truyền thông.
3. Những lỗi sai cơ bản khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV.
Phần mục tiêu có thể trở thành điểm cộng để nhà tuyển dụng cân nhắc có nên tuyển dụng bạn không nhưng cũng có thể biến thành tai họa biến bản CV của bạn “nằm trong sọt rác” để nhường bước cho những ứng cử viên tiềm năng khác. Vậy những lỗi sai ấy nằm ở đâu, hãy cùng tìm hiểu nào.
- Viết mục tiêu chung chung
Hãy tạo ra điểm khác biệt cho bản CV của bạn so với những người khác. Mỗi người có một ước mơ khác nhau và hành trình để thực hiện ước mơ cũng khác nhau vậy nên đừng nên viết mục tiêu theo kiểu chung chung như: “học hỏi trau dồi kinh nghiệm”, “mong muốn làm việc trong môi trường cạnh tranh”… Nghe thì có vẻ rất hợp lí, trôi chảy nhưng đương nhiên nhà tuyển dụng của bạn cũng đã gặp qua những câu thế này cả nghìn lần rồi. Và hình như, với mục tiêu này bạn có thể ứng tuyển cho nhiều công ty khác nữa, vậy nên khi đọc bản CV của bạn, họ có cảm giác như “ không chỉ dành riêng cho họ”. Đây cũng là lỗi mà các bạn sinh viên vừa ra trường hay mắc phải.
- Viết mục tiêu không rõ ràng
Thay vì đưa ra những lý do tựa như “muốn phát triển thêm kỹ năng và kinh nghiệm ở công việc này” bạn nên đề cập đến thực tế đó là những, kinh nghiệm cụ thể gì bạn có thể tích lũy từ công viết này. Nếu bạn làm bên mảng marketing hãy nói về kỹ năng thiết kế, viết content thì hẳn sẽ thích hợp hơn.
- Viết mục tiêu quá dài dòng.
Thông thường , một nhà tuyển dụng dành khoảng 45 giây đến một phút cho việc đọc CV của mỗi ứng viên.Vậy nên nếu viết quá dài dòng không những khó truyền tải một cách trọng tâm những gì bạn mong muốn, mà còn gây cảm giác ức chế, không thoải mái cho người đọc, điều này ảnh hướng đến những nội dung sau đó của bản CV, dù rằng bạn chuẩn bị rất kì công nhưng phần mở đầu không mạch lạc thì cũng ảnh hưởng đến tâm lí không thoải mái của nhà tuyển dụng.
4. Những ví dụ mẫu cho mục tiêu nghề nghiệp ở các bản CV
Nếu bạn còn băn khoăn về cách viết mục tiêu thế nào cho chuẩn hãy thử tham khảo những mẫu dưới đây.
- Giả dụ bạn muốn ứng tuyển công việc về mảng Marketing: Tôi mong muốn phát triển các kỹ năng của mình về mảng chuyên môn của mình, marketing, nhất là digital marketing. Mục tiêu của tôi trong thời gian sắp tới của tôi là trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chạy ads, ra tăng thêm danh tiếng của công ty.
- Còn với ngành kế toán thì hãy viết: Tôi mong muốn học hỏi, lấy bằng ACCA, chứng chỉ CPA và bằng MBA chuyên ngành chính là kế toán – tài chính trong 5 năm tới. Với môi trường làm việc cạnh tranh, chuyên nghiệp của công ty tôi sẽ không ngừng học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, lên chức kế toán trưởng trong 10 năm tới và đưa công ty vào top 10 công ty tài chính.
- Hay nếu về mảng Sales: Tôi mong muốn làm việc trong môi trường cạnh tranh, nhiều thử thách nhằm nâng cao các kỹ năng như giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, giúp tăng doanh thu cho công ty.
Tóm lại, tùy vào từng công việc cụ thể mà bạn đang theo đuổi, hãy tìm những cách phù hợp cho phần mục tiêu nghề nghiệp để viết vào bản CV của bạn. Mỗi công việc đều có đặc điểm riêng vậy nên bạn cũng nên linh hoạt trong cách viết mục tiêu của mình: không chung chung quá cũng không thể chi tiết quá miễn hay xa vời quá miễn sao đủ phù hợp với văn cảnh và đặc thù công việc. Nhà tuyển dụng cần tìm kiếm người phù hợp nhất chứ không phải người xuất sắc nhất, vậy nên cũng đừng quá phóng đại bản thân. Mình hi vọng bạn sẽ áp dụng những lưu ý trên để có phần mục tiêu nghề nghiệp trong bản CV thành công tốt đẹp.
>>> Xem thêm các bài viết: