Manager là gì? Công việc và kỹ năng của một Manager cần phải có

By   Administrator    17/10/2019

Manager nghĩa chỉ những người làm quản lý còn được là trưởng phòng. Họ sẽ quản lý toàn bộ nhân viên trong một bộ phận của công ty, tổ chức, doanh nghiệp.

Mỗi tổ chức hay doanh nghiệp đều có vị trí Manager để điều hành và quản lý bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Vậy Manager được hiểu là gì?  một Manager cần làm những công việc và cần có kỹ năng gì. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Manager là gì? Công việc của Manager như thế nào?

Manager là gì?

  • Manager ngoài nghĩa chỉ những người làm quản lý nó còn được gọi thay thế vị trí trưởng phòng. Họ là người sẽ quản lý toàn bộ nhân viên trong một bộ phận của công ty, tổ chức, doanh nghiệp.

  • Manager cũng là người sẽ chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng mà bộ phận làm ra bởi chính họ là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên dưới quyền.

Công việc của Manager

Tùy vào đặc điểm và đặc thù riêng của từng công ty mà Manager có những tính chất công việc khác nhau. Tuy nhiên công việc của Manager sẽ có những điểm chung sau đây:

  1. Tiến hành kiểm tra, giám sát nhân viên

  • Công việc hàng ngày của người quản lý là theo dõi quá trình làm việc của mọi người trong công ty. Điều này nhằm đảm bảo tính nghiêm túc trong công việc và tiến độ công việc có đi đúng như định hướng ban đầu đề ra hay không.

  1. Đánh giá kết quả làm việc cuối cùng của nhân viên

  • Sau khi tiến hành giám sát quá trình làm việc của nhân viên thì Manager phải đưa ra những đánh giá dựa trên hiệu suất và hiệu quả làm việc của nhân viên. Nhìn ra được mặt tích cực và hạn chế còn tồn tại từ đó có định hướng để mọi người làm việc tốt hơn.

  1. Xử lý tình huống phát sinh

  • Mục đích cuối cùng của việc kiểm tra giám sát là tìm ra những sai sót, mặt hạn chế và đưa ra phương án khắc phục. Trong thực tế có rất nhiều vấn đề phát sinh khi thực thi kế hoạch và lúc này việc của người quản lý cần phải nhanh chóng đưa ra tình huống xử lý

Để trở thành Manager cần có những kỹ năng gì?

  1. Kỹ năng chuyên môn

  • Dù là một nhà quản lý thì bạn cần đảm bảo kỹ năng chuyên môn của mình bởi có kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn mới có thể khiến mọi người tin tưởng, kính trọng và nghe theo những quyết định mà bạn đề ra.

Hơn thế, chỉ khi bạn thực sự giỏi về chuyên môn, có kiến thức sâu rộng lĩnh vực mà mình đang quản lý thì mới đưa ra được kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các nhân viên dưới quyền của mình.

  1. Kỹ năng giao tiếp

  • Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với một Manager. Bạn phải có kỹ năng giao tiếp, biến điều mình muốn nói thành ngôn ngữ để truyền đạt cho mọi người hiểu, thuyết phục người nghe.

  • Bạn phải biết cách sử dụng ngôn ngữ, cách ứng xử của mình phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh làm sao cho người nghe thấy được sự chân thành, tạo bầu không khí tự nhiên, thân thiện.

  • Bên cạnh đó, là một Manager bạn cũng cần biết cách ứng xử sao cho linh hoạt, phải biết khi nào cần khiêm tốn, khi nào cần thẳng thắn, khéo léo hay cương quyết.

  1. Khả năng lãnh đạo

  • Một nhà lãnh đạo cần biết được năng lực, điểm mạnh cũng như điểm yếu của nhân viên mình từ đó phân công lao động hợp lý dựa trên khả năng của họ. Cần lắng nghe ý kiến mọi người khi cần thiết, làm như vậy nhân viên sẽ cảm thấy họ được tôn trọng.

  • Bên cạnh đó Manager cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, hỗ trợ nhau để đạt được kết quả cao trong công việc.

  • Nhà quản lý cần đối xử công bằng với tất cả mọi người tránh thiên vị, bao che. Nhà quản lý, người lãnh đạo giỏi sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.

  1. Chịu được áp lực của công việc

  • Là một người quản lý rất nhiều người ở phía sau nên khối lượng công việc của họ rất lớn, luôn phải suy nghĩ và chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng. Họ luôn là người đến sớm nhất và về muộn nhất, đó chính là đặc thù công việc của nhà quản lý.

  • Bởi vậy bạn cần phải biết sắp xếp thời gian của mình một cách hợp lý sao cho khối lượng công việc không bị dồn trong một thời gian ngắn. Hơn hết bạn cần phải tạo thói quen sống chung với áp lực công việc, chịu được nó và giải quyết được nó.

  1. Khả năng giải quyết vấn đề

Đứng trước một vấn đề phát sinh, bạn cần phải bình tĩnh với cái đầu tỉnh táo để nhìn nhận, phân tích vấn đề một cách khách quan nhất từ đó đưa ra phương án giải quyết cụ thể. Chỉ khi bạn có khả năng giải quyết vấn đề thì mới có thể tránh được rủi ro để không làm ảnh hưởng đến kế hoạch ban đầu.

  1. Có tầm nhìn

  • Với vai trò người quản lý bạn cần có tầm nhìn xa, nhìn về tương lai để đưa ra các định hướng phát triển sau này. Để làm được điều đó bạn cần hiểu rõ mục đích của công ty mình làm từ đó đưa ra các kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn để đạt được mục đích đó.

Lời kết

  • Manager là một vị trí khá cao trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp và công việc của nó rất nhiều và vất vả. Vì vậy muốn trở thành Manager bạn cần phải chuẩn bị cho mình đầy đủ kỹ năng và kiến thức cần có để có thể làm tốt công việc của một Manager.

  • Hy vọng qua những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí Manager cũng như công việc liên quan đến vị trí này. Qua đó bạn có thể vận kiến thức đó để đạt được mục tiêu trở thành Manager của mình.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thi viên chức là gì? Quy định thi viên chức của Bộ Giáo Dục

Thi viên chức là gì? Thi viên chức được quy định như thế nào? Để không bị bỡ ngỡ khi tham gia cuộc thi quan trọng này, hãy đọc kỹ bài chia sẻ dưới đây.

Quản lý đơn hàng là gì? Quy trình quản lý chuẩn cho người bán hàng

Quản lý đơn hàng là gì? Học ngay cách quản lý đơn hàng qua bài viết bên dưới nếu bạn đang quản trị một doanh nghiệp bán hàng và muốn thu về lợi nhuận cao.

Biên dịch tiếng Anh là gì? Cách trở thành biên dịch viên chuyên nghiệp

Biên dịch tiếng Anh là gì? Làm thế nào để trở thành biên dịch chuyên nghiệp? Lương biên dịch có cao hay không? Tìm hiểu về nghề biên dịch viên.