Logistics là gì? Những kỹ năng cần phải có của nghề logistics

By   Administrator    20/09/2019

Logistics là gì? Cùng tìm hiểu công việc ngành Logistics sau khi ra trường và cách xin việc ngành Logistics ra sao? Mời bạn đọc bài viết này nhé!

Logistics đã xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng đối với nhiều người thì thuật ngữ này còn khá mới mẻ. Vậy logistics là gì? Tiềm năng trong tương lai của nó như thế nào? Chắc hẳn có có rất nhiều bạn trẻ còn băn khoăn, đắn đo xem có nên chọn ngành này để theo học hay không? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp những thắc mắc đó của các bạn.

Logistics là gì?

Các bạn có thể hiểu một cách ngắn gọn và cơ bản về ngành logistics như sau:

Logistic là một bộ phận hậu cần của Xuất nhập khẩu. Nó là sự kết nối các phương thức vận tải với hệ thống kho bãi để đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đưa ra thị trường. Nghĩa là chúng ta vận hành một chuỗi cung ứng như thế nào đó để làm sao việc đưa hàng hóa ra thị trường một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được chi phí nhất.

Logistics gồm các hoạt động như sau: Vận chuyển, lưu trữ hàng hóa; bốc xếp và dỡ hàng hóa; đóng gói sản phẩm; kho bãi; làm thủ tục hải quan,…

Nhân viên logistics sẽ là người phụ trách các công việc liên quan đến chuỗi các hoạt động  nói trên.

Logistics là gì?

Tiềm năng phát triển của ngành Logistics

- Trên thế giới, nghề này là một nghề xương sống của nền kinh tế. Ở đâu có dịch vụ, ở đâu có sản xuất là ở đó có logistics. Chúng ta đang đi chậm hơn thế giới một vài bước và vài năm trở lại đây chúng ta mới nhìn nhận nó đúng tầm quan trọng của nghề. Trong vài năm tới thì ngành này là ngành cần nhiều nhất về nhân sự.

- Theo thống kê năm 2017, Logistics là một ngành nghề chiếm khoảng 20% GDP trên cả nước. Không chỉ thế ngành này còn cần 200 nghìn lao động chất lượng cao. Và đây là một trong nhóm ngành được cộng đồng ASEAN hỗ trợ phát triển.

- Logistics là một công đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đất nước càng phát triển, khả năng giao thương ngày càng lớn, khối lượng công việc cho ngành nghề này ngày càng nhiều.

Mình có thể lấy một ví dụ nho nhỏ để cho các bạn có thể dễ hiểu như sau: Ngày nay là thời đại của công nghệ 4.0, chắc hẳn việc mua sắm, đặt hàng trên mạng đã không còn là xa lại đối với tất cả mọi người nữa, kể cả những người lớn tuổi. Lúc trước khi chúng ta nhận hàng hay gửi hàng thì hầu như là qua bưu điện, nhưng hiện nay nhu cầu mua sắm của của mọi người ngày càng tăng cao, một loạt các đơn vị dịch vụ vận chuyển được hình thành như: Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Grab, Go-viet,…Từ đó ta có thể thấy được ngành này phát triển như thế nào.

- Không những thế, hiện tại có một làn sóng đầu tư rất lớn từ nước ngoài vào Việt Nam, tất cả các nhà máy sản xuất đó cung ứng chủ yếu cho xuất khẩu thì nhu cầu giao thương giữa Việt Nam với các nước trên thế giới là rất lớn cộng với vị trí địa lý thì Việt Nam có một tiềm năng vô cùng to lớn trong việc phát triển vận chuyển hàng hải . Và chính phủ đang tập trung phát triển những ngành giá trị cốt lõi trong chuỗi ngành giá trị cung ứng toàn cầu và logistics là một trong những ngành không thể thiếu được trong chuỗi cung ứng đó.

Học logistics ra trường làm gì?

Các vị trí công việc của ngành logistics khá phong phú. Bạn có thể làm trong các công ty, doanh nghiệp chuyên về logistics hoặc cũng có thể làm trong công ty vận tải, giao hàng, công ty xuất nhập khẩu,…Một số vị trí mà bạn có thể tham khảo như sau:

- Nhân viên vận hành kho

- Nhân viên xuất nhập khẩu

- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

- Nhân viên thu mua 

- Nhân viên chứng từ

- Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải

- Nhân viên quản lý hàng hóa

- Nhân viên hải quan

- Chuyên viên thanh toán quốc tế

- Nhân viên kinh doanh logistics

- Nhân viên chăm sóc khách hàng,…

Những kỹ năng cần có cho nghề logistics

  • Kỹ năng cần có đầu tiên đó là: thành thạo ngoại ngữ. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với ngành logistics. Toàn cầu chúng ta giao tiếp bằng tiếng anh, mọi công thương, mọi giao dịch vận chuyển hàng hóa đều được trao đổi bằng tiếng anh hoặc ngôn ngữ khác tuy nhiên tiếng anh là chủ yếu. Nếu như là những ngành khác, các nhà tuyển dụng thường chú thích thêm một mục ở phần yêu cầu là: “Giỏi ngoại ngữ là một lợi thế”, nhưng đối với logistics nếu như bạn không có ngoại ngữ thì xác định luôn “BẠN SẼ KHÔNG CÓ CHỖ ĐỨNG TRONG NGHỀ”. Với môi trường làm việc đa dạng và rộng mở như logistics thì bạn không những làm việc trong nước mà còn phải thường xuyên làm việc với các đối tác nước ngoài trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu. Giỏi ngoại ngữ sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp xúc, hợp tác với các công ty nước ngoài, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quốc tế và điều đặc biệt mà ai cũng biết trong bất kì ngành nghề nào đó là cơ hội thăng tiến trong công việc.

  • Kỹ năng thứ hai cần phải có đó là: kĩ năng làm việc nhóm. Đây là một kĩ năng sống còn cho nghề Logistics. Tên đầy đủ của ngành này là: “ Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng”. Vậy đã là chuỗi cung ứng thì phải có một hệ thống chuỗi làm việc kết hợp với nhau thì lộ trình vận chuyển hàng mới hoàn hảo được. Để có một kế hoạch tốt bạn nên sử dụng trí tuệ của cả một team, bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng cho một chiến lược thì khả năng để có một kế hoạch hoàn hảo sẽ nhiều hơn là bạn tự đưa ra kế hoạch và áp đặt triển khai cho cả một team của mình. Tỷ phú Jack Ma đã có câu nói như sau: “Để làm kinh doanh, điều quan trọng nhất không phải là tiền, mà là những người chia sẻ ý tưởng đó cùng bạn. Không ai tự thành công được, không ai bước đi xa được mà đi một mình”.

  • Kỹ năng thứ ba đó là khả năng làm việc độc lập. Không những biết cách phối hợp với tổ chức mà bạn còn cần phải biết cách ứng biến linh hoạt trong công việc. Có một câu nói nổi tiếng đó là: “Điều duy nhất không bao giờ thay đổi đó chính là sự đổi thay”. Cho dù bạn có lập sẵn một kế hoạch hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa, chuẩn bị tất cả các thủ tục giấy tờ và hoàn thiện tất cả các chi tiết giao dịch đi chăng nữa thì những điều bất ngờ xảy ra dường như không bao giờ báo trước. Các vấn đề thay đổi vào phút cuối là hầu như không thể nào tránh khỏi, chính vì vậy bạn cần phải ứng biến linh hoạt để điều chỉnh sự cố một cách phù hợp nhất. Ví dụ, để xếp dỡ một con tàu thì có một đội gọi là đội xếp dỡ tàu, họ sẽ làm từ việc lập kế hoạch, điều xe, kiểm soát cẩu để dỡ hàng. Đây là một team, tuy nhiên là với từng vị trí, họ phải có kỹ năng làm việc độc lập. Như anh lái cẩu, anh sẽ quyết định là mình sẽ gắp cái công nào? Và đặt vị trí nào? Nếu như có sự cố xảy ra thì anh ấy sẽ phải đưa ra quyết định có nên gắp cái công đó không? Cái xe vị trí đầu tiên hạ cái công đó xuống không đảm bảo an toàn thì có nên hạ không hay chuyển sang xe sau? Đó là kĩ năng làm việc độc lập. Bạn là một cá nhân trong một nhóm nhưng trong cái phạm vi công việc của bạn thì bạn có thẩm quyền rất lớn, mỗi quyết định bạn đưa ra nó sẽ phản ánh đúng năng lực của bạn, mỗi quyết định bạn đưa ra nó sẽ phản ánh đúng cái hiệu quả công việc của bạn đồng thời ảnh hưởng lớn nhất tới hiệu quả công việc của cả nhóm đó. Cho nên bạn không thể chờ một người khác quyết định thay cho bạn tại hiện trường và bạn cũng không thể chờ cả nhóm  về họp lại cái hiện trường ấy hoặc chờ ý kiến của lãnh đạo mà khi đó trong năng lực của bạn có thể quyết định được. 

  • Một kỹ năng không thể thiếu nữa là: khả năng giao tiếp. Logistics có một khối lượng khách hàng rất phong phú và đa dạng, có những khách hàng là người trong nước nhưng cũng có những khách hàng trên toàn thế giới. Mỗi một nhóm đối tượng khách hàng có tập quán giao tiếp khác nhau và chúng ta phải là những người rất linh hoạt, am hiểu về mặt văn hóa của khách hàng để hiểu rõ họ có như vậy mới đạt được hiệu quả nhất định trong giao tiếp. Bạn phải xây dựng niềm tin với khách hàng, có như vậy người ta mới giao cho bạn những đơn hàng nên đến cả trăm tỷ đô vận chuyển đến bên kia bán cầu. Ngoài ra logistics là ngành đòi hỏi bạn phải giao tiếp với mọi người. Như đã nói ở trên đây là ngành chuỗi cung ứng quản lý, chính vì vậy bạn phải kết nối tốt với mọi người, từ nhân viên đến lãnh đạo, và cả những khách hàng đến giao dịch.

  • Và kĩ năng cuối cùng mà mình muốn nói đến ở đây đó chính là: kỹ năng lập kế hoạch. Để thành công trong ngành Logistics bạn phải là người có khả năng tính toán tốt, có tầm nhìn xa, thường xuyên cập nhập những biến đổi của thị trường, phân tích, đưa ra những dự đoán chính xác về nhu cầu khách hàng. Bám sát với nhật trình công việc, kiểm soát hàng tồn kho, vận chuyển, kho bãi, nhìn thấy được những rủi ro có thể phát sinh để từ đó đưa ra những kế hoạch dự phòng, giải pháp cụ thể.

Lương của ngành logistic

  • Đây chắc hẳn là vấn đề mà nhiều bạn quan tâm nhất.

  • Logistics là một nghề cực kỳ vất vả, nhiều áp lực và cực kì thách thức nhưng phần thưởng của nó thì vô cùng xứng đáng, bạn sẽ có cơ hội được biết rất nhiều nơi, là một công dân địa phương nhưng lại làm công việc mang tính chất toàn cầu. Và tiền lương của ngành này sẽ không bao giờ làm bạn thất vọng.

  • Tùy vào từng công ty, doanh nghiệp, và vị trí làm việc của bạn mà có những mức lương khác nhau. Nhưng theo thống kê sơ bộ  thì mức lương trung bình của ngành logistics như sau:

  • Khởi điểm: 4- 6 triệu/tháng

  • Từ 3- 5 năm kinh nghiệm: 8- 15 triệu/tháng

  • Trên 5 năm kinh nghiệm: 15- 20 triệu/tháng

  • Điều hành: trên 20 triệu/tháng

Học logistics ở đâu?

Học logistics ở đại học

Vấn đề cuối cùng mà mình muốn giới thiệu đến các bạn đó chính là việc học logistics ở đâu? Có rất nhiều trường đào tạo về ngành này, dưới đây là một số trường tiêu biểu như sau:

  • Đại học Ngoại thương

  • Đại học giao thông vận tải (ngành kinh tế vận tải biển)

  • Đại học hàng hải

  • Học viện logistics Hồ Chí Minh

  • Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam

  • Đại học kinh tế quốc dân (mới mở năm 2018)

  • Đại học Thương mại (mới mở năm 2019)

  • Ngoài ra còn có các khoa kinh tế của các trường đại học.

Trên đây là một số thông tin về ngành logistics mà mình muốn cung cấp cho các bạn. Tuy bài viết chưa thực sự đầy đủ và hoàn hảo nhưng mình tin chắc chắn là sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn muốn tìm hiểu về ngành Logistics - quản lý chuỗi cung ứng. Thông qua bài viết này mình hy vọng những bạn vẫn còn đang băn khoăn, do dự về định hướng nghề nghiệp sẽ có được một quyết định đúng đắn cho bản thân.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thi viên chức là gì? Quy định thi viên chức của Bộ Giáo Dục

Thi viên chức là gì? Thi viên chức được quy định như thế nào? Để không bị bỡ ngỡ khi tham gia cuộc thi quan trọng này, hãy đọc kỹ bài chia sẻ dưới đây.

Quản lý đơn hàng là gì? Quy trình quản lý chuẩn cho người bán hàng

Quản lý đơn hàng là gì? Học ngay cách quản lý đơn hàng qua bài viết bên dưới nếu bạn đang quản trị một doanh nghiệp bán hàng và muốn thu về lợi nhuận cao.

Biên dịch tiếng Anh là gì? Cách trở thành biên dịch viên chuyên nghiệp

Biên dịch tiếng Anh là gì? Làm thế nào để trở thành biên dịch chuyên nghiệp? Lương biên dịch có cao hay không? Tìm hiểu về nghề biên dịch viên.