Cập nhật những thông tin quan trọng về kinh doanh quốc tế

By   Administrator    23/10/2019

Kinh doanh quốc tế là hoạt động giao thương kinh doanh giữa các quốc gia với nhau (liên kết, hội nhập giao thương giữa hai nước hoặc nhiều nước).

Với sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 1995 dẫn đến quá trình hội nhập kinh tế, sự giao thương giữa các quốc gia được thức đẩy mạnh mẽ, sự tự do hoá thương mại và đầu tư và phát triển công nghệ với nhiều phương thức kinh doanh khác nhau đã tạo điều kiện cho kinh doanh quốc tế ra đời và phát triển nhanh chóng.

Với xu thế toàn cầu hóa đó, việc tương tác với các khách hàng, nhà cung cấp và cộng sự nước ngoài ngày càng mở rộng dẫn đến một thị trường làm việc sôi động dành cho những bạn tốt nghiệp ngành kinh doanh quốc tế.

Kinh doanh quốc tế

Hiểu về khái niệm kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế là hoạt động giao thương kinh doanh giữa các quốc gia với nhau (liên kết, hội nhập giao thương giữa hai nước hoặc nhiều nước) với các hoạt động trao đổi, mua bán để cung cấp sản phẩm, dịch vụ nhằm đạt được các mục tiêu lợi nhuận của cá nhân, doanh nghiệp, và các đơn vị kinh tế.

Kinh doanh quốc tế là ngành cung cấp kiến thức tổng quan về chính sách thương mại, quản trị, vận hành các yếu tố mang tính quốc tế như: chính trị, kinh tế, công nghệ, địa lý, tài chính, thị trường, các chiến thuật, đầu tư, quy trình sản xuất, nghiệp vụ xâm nhập thị trường và giải quyết các tình huống kinh doanh. 

Học ngành kinh doanh quốc tế sẽ gồm những nội dung gì?

Hiện nay, ngành kinh doanh quốc tế được đào tạo tại nhiều trường như: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF), Đại học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Mục tiêu của các chương trình đào tạo ngành kinh doanh quốc tế là trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả tại môi trường trong nước và đa quốc gia.

Học viên ngành kinh doanh quốc tế sẽ được trang bị kiến thức về: Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, đàm phán quốc tế, dịch vụ kinh doanh, vận tải, xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, luật quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế, tài chính và chiến lược, kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh quốc tế, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, bảo hiểm kinh doanh quốc tế.

Ngành kinh doanh quốc tế sẽ cung cấp cho người học các vấn đề tổng quan về thương mại quốc tế, kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên môn như đầu tư tế, logistic và vận tải quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa; đặc biệt là những vấn đề về hội nhập kinh tế.

Ngoài ra, chương trình còn cung cấp cho người học các kiến thức nghiệp vụ cụ thể về các vấn đề chống bán phá giá, thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài…

Đi sâu nghiên cứu ngành kinh doanh quốc tế, các bạn sẽ khai thác được lợi thế kinh tế của mỗi quốc gia, việc tận dụng các nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư, thu hút vốn, cải tiến cơ cấu kinh tế, công nghệ, phân công lao động hợp lý nhằm tăng thêm nguồn thu, lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia và xây dựng quy mô, chất lượng của tổ chức, đơn vị kinh tế để có đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới.

Những yếu tố để thành công với ngành kinh doanh quốc tế

3.1. Kinh doanh quốc tế yêu cầu về tư duy toàn cầu, vốn kiến thức, niềm đam mê trong lĩnh vực kinh doanh và kỹ năng ngoại ngữ

Không thể không nói đến niềm đam mê trong kinh doanh quốc tế: Khi bạn đã yêu thích ngành này thì bạn phải tự hỏi mình có thực sự đam mê bất chấp mọi khó khăn để phát triển trong ngành này không vì đam mê kinh doanh chính là nguồn cảm hứng giúp bạn nỗ lực và không mệt mỏi trước những biến động, thách thức trong thực tế công việc.

Với ngành kinh doanh quốc tế, người học cần phải phát triển tư duy toàn cầu, những mối liên hệ giữa các doanh nghiệp, thị trường, con người và thông tin trên khắp thế giới, có kỹ năng đàm phán, có khả năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết các tình huống kinh doanh quốc tế với một thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực và trách nhiệm.

Yêu cầu về vốn kiến thức về quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế, nghiệp vụ về các vấn đề chống phá giá, thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài.

Kinh doanh quốc tế được đánh giá là ngành học giàu tiềm năng trong bối cảnh hội nhập nên đây là ngành học đòi hỏi khả năng giao tiếp và sử dụng thành thạo ngoại ngữ mọi lúc, mọi nơi. Do đó, việc giỏi ngoại ngữ là một trong những kỹ năng giữ vai trò quyết định để gia nhập môi trường quốc tế.

3.2. Kinh doanh quốc tế yêu cầu kỹ năng giao tiếp và khả năng thuyết phục cao

Những tố chất cần thiết để học tốt ngành kinh doanh quốc tế không chỉ gói gọn ở những yêu cầu trên mà còn đòi hỏi các bạn học tập và làm việc trong môi trường này phải nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp, đàm phán quốc tế tốt, khả năng thuyết phục, tự tin, quyết đoán, chịu áp lực tốt, có am hiểu về văn hóa, lịch sử, con người, pháp luật, linh hoạt trong mọi tình huống về kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội sâu rộng.

3.3. Khả năng thu thập và xử lý thông tin cộng với sức sáng tạo, tự tin, quyết đoán sẽ giúp các bạn thành công hơn nữa trong ngành kinh doanh quốc tế
Người làm trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế phải có khả năng sáng tạo để giúp bạn xây dựng thêm nhiều phương án phát triển cho doanh nghiệp thông qua quá trình học hỏi, quan sát và tư duy liên tục. 

Nguồn thông tin kinh tế luôn đa dạng, biến đổi không ngừng trong môi trường kinh doanh quốc tế. Điều này đặt ra yêu cầu cho các bạn trong ngành này phải biết chọn lọc các thông tin chủ chốt của thị trường nhằm đưa ra phương án phát triển kinh doanh một cách kịp thời và hiệu quả nhất. Vì vậy, thái độ tự tin, quyết đoán khi giải quyết công việc là một yêu cầu hết sức cần thiết.

Cơ hội việc làm với ngành kinh doanh quốc tế

Tốt nghiệp ngành kinh doanh quốc tế, cơ hội việc làm của bạn rộng mở tại các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức nghiên cứu thị trường, các hiệp hội ngành nghề, các trung tâm xúc tiến thương mại, các trường đại học trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ logistics, khối mua bán & kinh doanh ngoại hối, khối quan hệ Ngân hàng Quốc tế, tại ngân hàng Nhà nước và đại diện tại các định chế tài chính quốc tế 

Đó là các vị trí như: Chuyên viên xuất nhập khẩu; chuyên viên quản trị logistics; chuyên viên quản trị tài chính, quản trị chuỗi cung ứng, chuyên gia nghiên cứu thị trường, marketing quốc tế, chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế hoặc giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo về kinh doanh quốc tế.

Con gái có nên học ngành kinh doanh quốc tế

Bản chất kinh doanh quốc tế là kinh doanh, giao thương giữa các quốc gia trên thế giới nên dù là các bạn nam hay nữ đều cần phải có kỹ năng căn bản về kinh doanh, bán hàng và kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, ứng biến linh hoạt trong nhiều tình huống kinh doanh quốc tế, am hiểu về xuất nhập khẩu, về luật, giao thương quốc tế.

Đặc biệt với thời đại công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay thì việc hiểu biết về thị trường thương mại điện tử sẽ giúp các bạn học ngành kinh doanh quốc tế, đặc biệt là các bạn nữ sẽ có tiềm năng phát triển vô cùng lớn

Những khó khăn, thách thức của ngành kinh doanh quốc tế

Ngày nay, kinh doanh quốc tế bất kể quy mô lớn hay nhỏ vẫn mang tính cạnh tranh toàn cầu, vừa mang đến rất nhiều lợi ích nhưng cũng không ít những rủi ro, thách thức cho các cá nhân, doanh nghiệp. Đối diện với những thách thức đó trong kinh doanh quốc tế các quốc gia, các doanh nghiệp phải tìm cách để đạt và giữ được những vị trí quan trọng trong mối quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế.

Tính cạnh tranh quốc tế trong kinh doanh quốc tế

Các nghiên cứu cho thấy rằng cách tốt nhất để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong ngành này là liên tục cải tiến, thay đổi: cải tiến hàng hóa và dịch vụ, quy mô, hình thức kinh doanh, thay thế sản phẩm cũ bằng sản phẩm mới, dịch vụ cũ bằng dịch vụ mới, cải tiến về tài nguyên, lao động và vốn, phát triển kịp thời phương thức sản xuất, gia tăng năng suất lao động, cách thức tiếp cận khách hàng.

Với kinh doanh quốc tế sẽ là sự hiện diện của các ngành công nghiệp liên kết và hỗ trợ có tính cạnh tranh quốc tế, cho nên các doanh nghiệp cần dự đoán và phản ứng với những thay đổi những điều sẽ xảy ra trong môi trường công nghiệp có nhiều biến động như ngày nay, cải tiến về tổ chức, chiến lược công ty, thay đổi hệ thống quản lý thích hợp với từng giai đoạn phát triển.

Trong môi trường kinh doanh quốc tế, mọi tổ chức, đơn vị kinh doanh cần chủ động và tích cực tạo cầu nối kinh tế, tận dụng thế mạnh ở mọi mặt, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tái cơ cấu năng suất và chất lượng lao động để nâng cao tốc độ tăng trưởng và đạt được các mục tiêu kinh tế đã đề ra.

Khó khăn trong thích ứng với những quy định của chính phủ và luật lệ kinh doanh quốc tế

Giữa các quốc gia có các hệ thống rất khác nhau về luật và quy định, thuế, tiền tệ, văn hóa, ngôn ngữ dẫn đến những khó khăn như: Sự chênh lệch giàu nghèo quốc gia và dân số, đa dạng văn hóa, ngôn ngữ, quy mô quốc gia. 

Vì vậy doanh nghiệp khi bước chân vào kinh doanh quốc tế cần phải chuẩn bị cho mình cũng như yêu cầu cho nguồn nhân lực về sự hiểu biết toàn diện về luật pháp và các quy định quản lý thị trường của pháp luật nước ngoài: thuế, luật giao dịch, yêu cầu pháp lý, phương thức thanh toán, tỷ giá tiền tệ.

Một thực tế đặt ra là chiến lược kinh doanh quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng bởi những thỏa thuận thương mại và bởi những pháp chế, quy định dẫn đến áp lực cạnh tranh về hoạt động thương mại. 

Khó khăn về chất lượng nguồn nhân lực 

Khó khăn đặt ra cho các doanh nghiệp khi đã bước vào con đường kinh doanh toàn cầu buộc phải có một đội ngũ nhân lực chất lượng tốt sẵn sàng cho mọi thử thách. Tuy nhiên, khó khăn đặt ra là nguồn nhân lực cho ngành kinh doanh quốc tế lại đang yếu về khả năng ngoại ngữ, khả năng giao tiếp và kinh nghiệm thích ứng nhanh trên thị trường quốc tế còn hạn chế.

Khó khăn về môi trường kinh tế, văn hóa

Mỗi quốc gia có 1 nền kinh tế khác biệt: đó có thể là nền kinh tế công nghiệp hóa (phát triển), nền kinh tế đang phát triển hoặc nền kinh tế kém phát triển hơn. Hơn nữa, trong mỗi nền kinh tế này còn tồn tại những biến thể khác nhau nên đây sẽ là thử thách rất lớn nếu doanh nghiệp muốn tìm đối tác khu vực và quốc tế hoặc hòa nhập vào môi trường kinh doanh quốc tế.

Bên cạnh đó, môi trường văn hóa của một quốc gia được hình thành bởi các yếu tố như ngôn ngữ, tôn giáo, vị trí địa lý, lịch sử và giáo dục sẽ tạo ra những tác động không nhỏ trong quá trình các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế ở bất kỳ một quốc gia nào.

Có thể thấy, với xu hướng thương mại hóa toàn cầu thì kinh doanh quốc tế đang là ngành học siêu phẩm được nhiều bạn lựa chọn trong tương lai nhưng nó cũng đòi hỏi người học phải hiểu biết toàn diện về nhiều mặt kỹ năng và kinh nghiệm.

>>> Xem thêm các bài viết:

 

5/5 (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thi viên chức là gì? Quy định thi viên chức của Bộ Giáo Dục

Thi viên chức là gì? Thi viên chức được quy định như thế nào? Để không bị bỡ ngỡ khi tham gia cuộc thi quan trọng này, hãy đọc kỹ bài chia sẻ dưới đây.

Quản lý đơn hàng là gì? Quy trình quản lý chuẩn cho người bán hàng

Quản lý đơn hàng là gì? Học ngay cách quản lý đơn hàng qua bài viết bên dưới nếu bạn đang quản trị một doanh nghiệp bán hàng và muốn thu về lợi nhuận cao.

Biên dịch tiếng Anh là gì? Cách trở thành biên dịch viên chuyên nghiệp

Biên dịch tiếng Anh là gì? Làm thế nào để trở thành biên dịch chuyên nghiệp? Lương biên dịch có cao hay không? Tìm hiểu về nghề biên dịch viên.