Chị em phụ nữ sắp đến kỳ sinh nở cần phải viết đơn xin nghỉ thai sản để đơn vị nắm được thông tin, đồng thời được nhận các khoản trợ cấp thai sản theo quy định. Cùng tìm hiểu những nội dung cần viết trong đơn xin nghỉ thai sản qua bài viết này.
1. Tìm hiểu về chế độ thai sản
* Theo quy định hiện nay, phụ nữ sinh con sẽ được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng. Trong trường hợp mẹ sinh đôi thì sẽ được tính thêm 1 tháng (tổng thời gian nghỉ 7 tháng), sinh 3 thời gian nghỉ là 8 tháng…

* Trong thời gian mang thai, chị em phụ nữ được phép nghỉ 5 ngày (nhận nguyên lương) để đi khám thai định kỳ.
* Thời gian trước khi sinh mẹ bầu không được phép nghỉ quá 2 tháng tính từ ngày dự sinh trong đơn xin nghỉ thai sản đối với các mẹ có thai kỳ bình thường. Một số mẹ có thai kỳ khó khăn hơn có thể xin nghỉ sớm hơn các mẹ khác nhưng không được nghỉ nhiều hơn 2 tháng trước sinh.
* Khi kết thúc kỳ nghỉ thai sản (6 tháng) là lúc chị em phụ nữ quay trở lại với công việc, có nhiều trường hợp muốn đi làm sớm hơn cũng được chấp nhận với điều kiện trẻ phải được từ 4 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra khi mẹ đi làm sớm phải nhận được sự đồng ý của cấp trên và giấy chứng nhận sức khỏe đảm bảo của cơ sở y tế.
* Các mẹ cần phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì mới được hưởng chế độ thai sản.
Nếu bạn đã đóng đủ bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên, trong quá trình mang thai cần phải nghỉ ở nhà để dưỡng thai thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh.
* Trước khi đi quay trở lại làm các Mẹ phải hoàn thiện hồ sơ nộp cho đơn vị làm việc, để nhân viên đơn vị nộp lên cơ quan bảo hiểm chi trả trợ cấp theo đúng quyền lợi của bạn.
2. Cách viết đơn xin nghỉ chế độ thai sản
* Trong phần mở đầu của đơn cần ghi:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phía dưới ghi tên cơ quan
* Tiêu đề ghi đầy đủ “Đơn xin nghỉ hưởng chế độ thai sản”
* Tiếp theo bạn cần ghi kính gửi đến ban lãnh đạo, phòng ban quản lý của bạn
* Ghi rõ họ và tên của bạn, ngày tháng năm sinh, chức vụ cũng như vị trí làm việc trong đơn vị, địa chỉ nơi ở hiện tại.
* Số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
* Sau khi đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, bạn cần trình bày đến nội dung xin nghỉ chế độ thai sản.

Bạn cần phải đưa ra lịch nghỉ cụ thể từ ngày bao nhiêu đến ngày nào để lãnh đạo đơn vị nắm được lịch nghỉ của bạn, phê duyệt đồng ý. Đồng thời bố trí, sắp xếp nhân sự hợp lý, không làm ảnh hưởng đến công việc chung của đơn vị.
* Ngoài ra trong nội dung đơn xin nghỉ thai sản, bạn cần phải nêu lên được các công việc bạn đang đảm nhận sẽ được bàn giao cho ai, làm ở vị trí nào, để đơn vị kịp thời nắm đầy đủ thông tin. Theo dõi, duy trì hoạt động của đơn vị ổn định.
* Bạn cần cam kết sẽ quay trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ chế độ thai sản, đồng thời tuân thủ các nội quy, quy định của đơn vị.
* Cuối cùng bạn viết cảm ơn đến ban lãnh đạo, trưởng bộ phận phòng ban và ký, ghi rõ họ tên.
Lưu ý nếu bạn chưa biết cách viết đơn xin nghỉ chế độ thai sản thì có thể xin mẫu đơn xin nghỉ thai sản tại bộ phận hành chính – nhân sự tại đơn vị đang làm hoặc bạn có thể tìm kiếm mẫu đơn xin nghỉ thai sản mới nhất trên mạng internet về để tham khảo và áp dụng.
Trên đây là nội dung tìm hiểu về cách viết đơn xin nghỉ thai sản cho chị em phụ nữ khi đến kỳ sinh nở. Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích, để các mẹ bầu trước sinh hoàn thiện các thủ tục trước sinh thuận lợi, yên tâm chào đón con yêu ra đời.
>> Tham khảo ngay: