Định vị thị trường là chiến lược hàng đầu cho một doanh nghiệp. Sau đây là những thông tin về định vị thị trường vô cùng bổ ích để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Định vị thị trường là gì?
Về mặt địa lý, định vị được xem là xác định xem một người, vật, địa điểm nào đó đang ở đâu tại một vị trí nào đó cố định trên bản đồ. Còn đối về thương mại, thị trường thì định vị ở đây được xem như là một chiến lược trong kinh doanh marketing về việc định hướng, xác định đúng mục tiêu cho chiến lược bán hàng.
Định vị còn giúp cho nhà kinh doanh có thể hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của công ty, khách hàng, sản phẩm… để có thể hoạch định một chiến lược đúng đắn.
Thị trường là môi trường tiêu thụ hàng hóa, là nơi diễn ra quá trình buôn bán, xuất nhập khẩu những mặt hàng sản phẩm. Thị trường kinh doanh ở Việt Nam đang đánh mạnh cả trong và nước để có thể tiêu thụ hàng hóa một cách nhanh chóng đến tay người tiêu dùng.
Định vị thị trường được xem thiết kế hình ảnh doanh ty, doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp để khẳng định sự uy tín cho doanh nghiệp và niềm tin với người tiêu dùng.
Tiếp đến là thiết kế sản phẩm, hàng hóa mang những đặc tính khác biệt về mẫu mã, chất lượng để cạnh tranh với sản phẩm đối thủ trên thị trường. Nó bao gồm: quảng cáo sản phẩm, tiếp thị thông tin, chất lượng sản phẩm, đội ngũ tư vấn viên…
Để có thể định vị thị trường thành công, Một Marketer cần phải nắm bắt được xu hướng của thị trường, hiểu rõ nhu cầu, tâm lý khách hàng cũng như tài chính công ty. Đặc biệt là biết mình biết ta, phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình để có thể hoạch định một hướng đi đúng đắn trong kinh doanh.
Tại sao cần định vị thị trường
Nhận thức khách hàng
Mỗi khách hàng đều có trình độ học vấn khác nhau, vì vậy việc nắm thông tin và ghi nhớ thông tin sản phẩm ở mỗi người cũng khác nhau. Hơn nữa, tâm lý chung của khách khi mua hàng là hay quan tâm về giá cả, chất lượng, mẫu mã bắt mắt… Do đó, cái nhu cầu muốn hiểu rõ sản phẩm của khách hàng rất cao.
Giá tiền họ bỏ ra có xứng đáng với giá trị của sản phẩm hay không, sản phẩm có an toàn hay không… vô vàn những băn khoăn đều xuất phát từ tâm lý chung của người tiêu dùng.
Vì vậy, một Marketer để có thể định vị thị trường thì việc đầu tiên là phải định vị sản phầm sao cho phù hợp với nhiều người tiêu dùng. Những thông điệp truyền tải phải ấn tượng, súc tích, rõ ràng đánh vào tâm lý muốn biết thông tin một cách nhanh gọn của khách. Đội ngũ tư vấn viên cũng đòi hỏi phải có chuyên môn cao, tinh tế, nhạy bén để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất.
Nhu cầu cạnh tranh
Câu nói thương trường là chiến trường không bao giờ sai. Để mà có thể tồn tại và phát triển thì đòi hỏi những doanh nghiệp cần phải đổi mới tư duy sáng tạo, tạo ra những sản phẩm chất lượng, độc đáo, hấp dẫn đến tay người tiêu dùng.
Bởi đối thủ cạnh tranh trên thương trường là bạn nhưng cũng là thù, những thất bại trước đối thủ sẽ là bài học cho chúng ta trong việc thay đổi tư duy, vạch hướng đi khác trong kinh doanh.
Do đó, định vị đối thủ cạnh tranh là chiến lược vô cùng quan trọng. Bởi nhu cầu cạnh tranh là tất yếu, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng càng cao thì các doanh nghiệp càng cạnh tranh khốc liệt.
Đề sản phẩm của mình có thể đến được với người tiêu dùng mà không phải là của ai khác, thì việc định vị đối thủ bao giờ cũng đặt lên hàng đầu.
Hiệu quả của hoạt động truyền thông
Để sản phẩm có thể đến với tay khách hàng một cách nhanh nhất, ấn tượng nhất thì truyền thông, quảng cáo là giải pháp tuyệt vời. Việc quảng cáo sản phẩm trên báo chí, truyền hình hay các poster, rải truyền đơn… là chiến lược quảng bá hàng đầu hiện nay.
Quảng cáo sẽ gây thích thú bời hình ảnh, âm thanh thu hút sự quan tâm của khách hàng. Việc thay đổi ý tưởng quảng cáo trong định vị thị trường luôn cần thiết cho doanh nghiệp để có phát triển sản phẩm mới, đổi mới chiến lược kinh doanh.
Câu hỏi định vị thị trường là gì đã quá rõ ràng. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần có chiến lược định vị thị trường một cách đúng đắn và không ngừng đổi mới tư duy sáng tạo.
>>> Xem thêm các bài viết: