Develop là làm gì? công việc vủa develop làm những gì? hãy xem bài viết sau để hiểu rõ công việc này
Hiện nay ở Việt Nam nghề developer ngày càng trở nên phổ biến và chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt, không thể thiếu được trong ngành công nghệ thông tin.
Vậy thuật ngữ Developer có nghĩa gì? Developer bao gồm những công việc gì? Có ý nghĩa như thế nào trong nền công nghệ ứng dụng? Và nó đòi hỏi người làm phải có trách nhiệm như thế nào?
Ngay trong bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Developer nhé!
Thuật ngữ Developer trong Tiếng Việt được hiểu là lập trình viên, hay còn được biết đến là những kỹ sư phát triển phần mềm bằng cách sử dụng các ngôn ngữ chuyên dùng để lập trình khác nhau để xây dựng, phát triển cũng như để bảo trì các phần mềm máy tính.
Developer là công việc mà người làm có thể viết ra và tạo nên một phần mềm, chương trình máy tính hoàn thiện mà không cần để tâm đến các vấn đề khác chẳng hạn như về mặt thiết kế phần mềm hay cả những tính năng cần thiết khác.
Developer chính là chìa khoá mở cửa cho bất kỳ sự phát triển của hầu hết các chương trình hay ứng dụng phần mềm máy tính.
Bình thường, Developer thường được xem là những chuyên gia công nghệ thật sự - đó là những người có sự am hiểu sâu sắc về hầu hết tất cả những vấn đề bao quát nhất liên quan đến chương trình máy tính.
Tùy vào từng vị trí công việc mà mỗi một Developer sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, các công việc chính cần làm của một lập trình viên cụ thể như sau:
+ Viết ra, tạo nên một ứng dụng mới
+ Bảo trì, nâng cao và sửa chữa sai sót các ứng dụng, phần mềm đã có sẵn
+ Xây dựng nên các chức năng cụ thể có nhiệm vụ xử lý
+ Khám phá, nghiên cứu và tập trung phát triển ra các công nghệ mới
Muốn trở thành một Developer giỏi, bạn cần phải có những kỹ năng, đặc tính cần thiết chẳng hạn như:
(1) Đức tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc:
Công việc lập trình, viết thuật toán là công việc mang tính chất vô cùng phức tạp, dễ mắc sai sót cho nên nó đòi hỏi ở các Developer đức tính cẩn thận, chú trọng đến từng chi tiết trong công việc.
Bởi chỉ cần xuất hiện một sai sót nhỏ bất kỳ nào trong quá trình lập trình cũng sẽ khiến sản phẩm, ứng dụng mà bạn đang làm dẫn đến thất bại và bạn sẽ phải tiêu tốn rất nhiều thời gian để tìm ra sai sót nhỏ đấy trong toàn bộ mảng code và sửa chữa lại lỗi đó.
(2) Tính độc lập trong công việc và kỹ năng làm việc nhóm:
Hàng ngày, các Developer sẽ đảm nhận các bộ phận, các công việc riêng biệt khác nhau trong cùng một dự án và sau đó người quản lý sẽ tập hợp, kết nối các phần công việc lại với nhau và tạo nên một sản phẩm, ứng dụng hoàn chỉnh.
Vì thế công việc này yêu cầu một Developer phải vừa có tính độc lập trong công việc và vừa có kỹ năng cộng tác tốt với những người trong nhóm.
(3) Khả năng thiên phẩm về sáng tạo ra các thiết kế cùng với tư duy logic:
Để có thể tạo nên sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu của khách hàng khả năng sáng tạo tốt cùng với khả năng thiết kế vô hạn và biết sắp xếp các vấn đề theo tư duy logic nhất chính là yếu tố không thể thiếu của một Developer.
(4) Kỹ năng ham học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn:
Yêu cầu về trình độ chuyên môn của nghề Developer đã khó, để có thể tồn tại lâu được trong ngành này trong thực tế còn khó hơn rất nhiều.
Bởi kinh tế phát triển, xã hội ngày càng tiến bộ thì tin học công nghệ ngày càng được nâng cao, đặc trưng của nghề đòi hỏi mỗi một Developer phải luôn học hỏi từ đồng nghiệp, từ cấp trên thêm các kiến thức nâng cao mới và bắt buộc có sự trau dồi kinh nghiệm để đạt được kỹ năng hoàn chỉnh nhất.
(1) Thứ nhất, công nghệ thông tin là ngành có sự đổi mới, nâng cấp liên tục
Một khi một người quyết định theo nghề Developer, trước tiên bạn hãy xem xét kĩ rằng xem bạn có thể có khả năng học liên tục và kéo dài theo suốt cả hành trình dài của cuộc đời hay không.
Trái với hầu hết các ngành nghề khác, Developer có sự thay đổi vô cùng nhanh chóng thậm chí là trong một thời gian ngắn, công nghệ cũ đã trở nên lạc hậu, không còn sử dụng được nữa vậy nên bắt buộc một Developer cần phải luôn luôn thay đổi, hướng tới sự nâng cao hơn về kỹ năng và luôn cập nhật kiến thức chuyên ngành mới.
(2) Công việc dẫn đến việc ít giao tiếp với người ngoài và tổn hại đến sức khỏe
Với dân văn phòng, việc ngồi trước máy tính vài giờ đồng hồ đã là một chuyện khá mệt mỏi rồi. Nếu như ngồi không quen còn có thể dẫn đến các hiện tượng như mỏi mắt, đau cổ, thoái hoá, đau lưng....
Nhưng với Developer thì trái lại, vì đặc trưng nghề nghiệp đòi hỏi ở họ buộc phải ngồi trước máy tính ngày ngày tháng tháng.
Một công việc mà đối diện bạn hàng ngày luôn là một màn hình vi tính sáng đèn có khi làm việc đến mờ mắt và thỉnh thoảng còn có những tối cũng phải tiếp tục chăm chăm vào đánh code.
Bởi thế mà Developer ít khi có cơ hội đi ra ngoài môi trường để tiếp xúc với nhiều người khác nên khả năng giao tiếp của họ cứ thế mà suy giảm ít dần đi.
Đồng thời, công việc như vậy nên Developer ngồi nhiều và tiếp xúc một cách thường xuyên với màn hình máy tính có độ bức xạ từ khiến cho các Developer gặp phải những nguy cơ bệnh tật cao hơn so với những người làm công bình thường.
Đặc biệt, hiện nay theo chứng minh của các nhà khoa học, chuyên gia còn cho biết người làm công việc có độ tiếp xúc thường xuyên với máy tính nhiều sẽ có nguy cơ cao dẫn đến vô sinh.
Không phải mọi Developer đều có trình độ kỹ năng chuyên môn như nhau. Với mục đích để trở thành một Developer với trình độ đạt đến đỉnh cao trong nghề, bạn sẽ cần phải trải qua một khoảng thời gian khó khăn khổ luyện vô cùng lâu dài với áp lực vô cùng cao độ.
Các thứ tự cấp bậc của Developer cụ thể như sau:
(1) Junior Developer: là người có dưới 03 năm kinh nghiệm, trong nghề, có sự hiểu biết tổng thể khái quát về cơ sở dữ liệu máy tính, vòng đời của các ứng dụng, phần mềm và tại trình độ này bạn có thể tạo nên các ứng dụng khá đơn giản với mức lương hàng tháng là từ $500 đến $1000.
(2) Senior Developer: là người có từ 04 đến 10 năm kinh nghiệm trong nghề, tại cấp độ này bạn đã mang trong mình kiến thức chuyên sâu hơn về các kỹ năng cũng như dữ liệu máy tính và có thể tạo nên các ứng dụng với độ phức tạp khó hơn, với mức lương dao động từ $1000 đến $1500 mỗi tháng.
(3) Leader Developer: là người có từ 07 đến 10 năm kinh nghiệm trong nghề, tại cấp độ cao này, bạn đã có các kỹ năng chuyên sâu của một senior developer và có các cơ hội có thể làm việc như một kỹ sư máy tính độc lập hoặc là làm lãnh đạo một nhóm gồm các lập trình viên ít kỹ năng hơn, với mức lương dao động từ $1500 đến $2000 mỗi tháng
(4) Mid-level Manager – Quản lý cấp trung: là người quản lý của các Developer, làm việc dưới trướng của người quản lý cấp cao hơn, và tại một số công ty, những người này có quyền thuê nhân viên và sa thải họ. Các chức danh của cấp độ này rất đa dạng và là Product Manager- Quản lý sản phẩm, Project Manager - Quản lý dự án,… với mức lương dao động $1500 đến $2500.
(5) Senior Leader – Quản lý cấp cao: là người lãnh đạo cao nhất trong các cấp bậc của Developer và có quyền quản lý cấp dưới của mình đồng thời báo cáo lên Chủ doanh nghiệp, công ty. Các chức danh của cấp độ này cũng rất đa dạng và có thể là: CTP, Developer CEO với mức lương rất cao là tầm trên $2000.
Là một Developer, có rất nhiều lựa chọn làm việc cho bạn và việc bạn cần làm là đăng kí phỏng vấn vào các vị trí IT ở các công ty chẳng hạn như thiết kế phần mềm, công nghệ, hoặc vào bộ phận IT của các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực đa dạng hiện nay như thương mại, kinh tế công nghiệp hoặc dịch vụ.
Với tính chất đặc trưng của công việc là làm việc chủ yếu với máy tính, một Developer có thể đăng kí làm việc tại nơi làm việc là văn phòng của các công ty hoặc là làm việc một cách độc lập tại nhà ( còn được gọi là Freelance IT).
(1) Một Developer luôn toả sáng trong thế giới riêng của chính họ
Một sự thực rằng bạn sẽ không thể tin được một người ngồi đối diện với chiếc máy tính sáng đèn đến hơn 15 tiếng mỗi ngày lại mang trong mình năng khiếu sáng tạo thiết kế tuyệt vời hay thậm chí là cả khả năng hội họa.
Tuy nhiên, một minh chứng thực tế rõ ràng nhất chính là những ứng dụng, phần mềm trên smartphone mà bạn đang sử dụng mỗi ngày chính là tác phẩm của họ.
Một người với bộ óc mang logic tuyệt vời, vừa có thể xử lý các thuật toán code và hiệu lệnh lập trình, vừa có thể đặt mình vào vị trí người sử dụng để tạo nên một sản phẩm công nghệ có ích cho cuộc sống, lại dễ sử dụng và có giao diện vô cùng đẹp mắt.
(2) Trang phục của một Developer
Hầu hết mọi người đều hình dung ra một Developer ngồi trước máy tính hàng chục giờ đồng hồ trước máy tính với hình ảnh trong hơi ngố và thậm chí có phần gà mờ về thế giới thời trang.
Thế nhưng, hiện nay các developer cũng là những người rất có gu thời trang nhé! Với việc đòi hỏi tính cập nhật cao, các Developer cũng cập nhật cho mình các xu hướng thời trang hiện nay để trang bị cho bản thân những bộ cánh hợp trend.
Ví dụ quần bò với giày thể thao trông thật khỏe mạnh hay cắt tóc undercut với kính gọng đen - đây mới chính là hình ảnh một Developer chính hiệu hiện nay.
(3) Developer có công việc nhàm chán!
Với công việc là tạo nên những ứng dụng là sản phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người về sức khỏe, văn hoá, thời trang hay thậm chí là cả về tin tức, đồ ăn… các Developer sẽ không hề thấy đó là các công việc nhàm chán nữa, mà đó còn là các tiện lợi có ích giúp cho cuộc sống con người trở nên dễ dàng hơn.
Hơn thế nữa, những lập trình viên phần mềm, ứng dụng cũng có một cuộc sống cá nhân phong phú không kém so với những người làm nghề khác và thậm chí là nhiều màu sắc hơn cả những người làm nghề khác.
Với mức lương khá cao, các Developer cũng sẽ tự thưởng cho bản thân mình những thời gian hưởng thụ như phơi nắng trên bãi biển, đọc sách nấu ăn và nấu nướng món ăn yêu thích….
Developer với niềm tin mãnh liệt vào sự tiện lợi của các ứng dụng smartphone, và tin vào một tương lai khi mà những gì mà bạn cần thiết đều sẽ có thể được cập nhật một cách dễ dàng từ trong chính smartphone của bạn!
(4) Developer là nghề hot và có mức lương cao
Cùng với sự phát triển một cách nhanh chóng của thế hệ số, các smartphone cũng trở nên phát triển một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây, do đó nghề Developer trở thành một trong những nghề hot hiện nay.
Bởi độ khó của nghề Developer và thời gian mà một Developer bỏ ra để học về một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới là rất dài và lâu nên con số về lương mà mỗi một Developer nhận được khi trở thành một lập trình viên các ứng dụng chính thức sẽ được tính bằng đô la hay có nghĩa là mức lương vô cùng cao.
Hiện nay, tuỳ vào từng thể loại, tùng khu vực và từng ngành công ty, doanh nghiệp mà có các chức danh Developerphổ biến khác nhau, ta có thể thấy ví dụ cụ thể như:
(1) Front-end Developer: Đây là chức danh phổ biến của những developer làm công việc lập trình giao diện cho người dùng, bao gồm về thẩm mỹ và bố cục của ứng dụng. Các thuật toán này sẽ được chạy trên một chương trình duyệt website, và thậm chí là cả trên máy tính của người dùng.
(2) Backend Developer: Đây là chức danh của những Developer làm công việc phát triển chuyên về các thiết kế, triển khai, xây dựng và logic lõi của chức năng, hiệu năng cũng như khả năng dùng để mở rộng của một ứng dụng hoặc của cả một hệ thống đang được chạy trên các server lấy từ người dùng cuối cùng.
(3) Full-stack Developer: Chuyên làm công việc phát triển và làm cả front-end và back-end. Người này mang trong mình những kỹ năng cần thiết để viết ra một ứng dụng web có đầy đủ các chức năng tiện lợi.
(4) Web Developer: Các Developer là những kỹ sư chuyên về mảng phần mềm và tạo ra các trang web. Họ là tổng hợp của các front-end, back-end và fullstack developer.
(5) Mobile Developer: Đây là Developer chuyên viết các thuật toán cho các ứng dụng được sử dụng trực tiếp trên các thiết bị thông minh như điện thoại cảm ứng và máy tính bảng.
(6) Graphics Developer: Đây là developer chuyên viết về các phần mềm về dựng hình ảnh, chiếu ánh sáng; che, đánh bóng; xoá và quản lý cảnh. Những nhà lập trình này sẽ thường xuyên phải chịu trách nhiệm một cách toàn bộ về công việc của mình, là tích hợp ngành công nghệ thông tin vào các ngành khác như sản xuất trò chơi và sản xuất video.
(7) Game Developer: Đây là khái niệm chung nhất để xác định một Developer chuyên làm trò chơi. Những người này thường có kiến thức chuyên môn, kỹ năng đặc biệt, cụ thể trong việc thiết kế đồ hoạ và triển khai xây dựng, phát triển các trải nghiệm khi chơi trò chơi và tương tác với nó.
(8) Big Data Developer: đây là Developer chuyên viết các chương trình, phần mềm để lưu trữ dữ liệu và truy xuất với số lượng lớn tài liệu trong các hệ thống quản lý hồ sơ và dữ liệu, …
(9) DevOps Developer: Khái niệm developer này được hiểu là chuyên viết về các công nghệ hiện đại thực sự cần thiết cho sự phát triển của hệ thống ứng dụng để xây dựng, phát triển, tổng hợp, quản lý và phân phối.
(10)Nhà phát triển lập trình nhúng – Embedded Developer: Đây là những Developer có công việc đặc biệt chính là chuyên làm công việc với phần cứng của máy tính. Chằng hạn như vi điều khiển, giao diện điện tử,set-top box,, thiết bị iOT, trình điều khiển phần cứng và cả truyền các dữ liệu nối tiếp nhau đều nằm trong thể loại Developer này.
(11) WordPress Developer: đây là một nhóm các nhà Developer đặc biệt. Những Developer này xây dựng nên và tùy chỉnh các plugin cho phần mềm WordPress, đồng thời quản lý cả các trang web có liên quan đến WordPress.
(12) Security Developer: Khái niệm developer này có công việc chuyên về việc tạo nên các hệ thống sản phẩm, các phương pháp và thủ tục càn thiết để kiểm tra tính bảo mật cao của một hệ thống các phần mềm và sửa các sai sót do bảo mật. Kiểu Developer này đặc biệt ở chỗ là thường hoạt động công việc như một hacker có đạo đức( thường được gọi là ” mũ trắng”) và cố gắng tốt nhất để xâm nhập vào các hệ thống công nghệ nhằm để phát hiện ra các lỗ hổng trong hệ thống bảo mật.
Như vậy, Thuật ngữ Developer trong Tiếng Việt được hiểu là lập trình viên, hay còn được biết đến là những kỹ sư phát triển phần mềm bằng cách sử dụng các ngôn ngữ chuyên dùng để lập trình khác nhau để xây dựng, phát triển cũng như để bảo trì các phần mềm máy tính.
Bên cạnh đó, một developer cần có những kỹ năng như : đức tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc: tính độc lập trong công việc và kỹ năng làm việc nhóm: khả năng thiên phẩm về sáng tạo ra các thiết kế cùng với tư duy logic: kỹ năng ham học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn.
Mong rằng bài viết trên sẽ phần nào giúp bạn đọc gỡ bỏ thắc mắc của mình về khái niệm developer cũng như hiểu rõ chính xác những kỹ năng cần có và nhiệm vụ của một developer.
Chúc bạn thành công với công việc mà bạn đã chọn!
>>> Xem thêm các bài viết:
Bài viết liên quan
Ngành kế toán học trường nào? Những lựa chọn tốt nhất dành cho bạn
Ngành kế toán học trường nào? Top trường đào tạo ngành kế toán tốt nhất. Nên học kế toán ỏ đâu? Học kế toán kiểm toán tại trường nào tốt nhất?
CV Sales Assistant viết sao cho chuyên nghiệp và ấn tượng nhất?
Bí quyết để có một chiếc CV Sales Assistant chuyên nghiệp và ấn tượng. CV Sales Assistant nên viết theo định dạng nào? Tạo CV Sales Assistant.
Vị trí công việc nhân viên văn phòng liệu có thật sự hấp dẫn
Nhân viên văn phòng là làm gì? Tìm hiểu vị trí công việc nhân viên văn phòng để biết những công việc nhân viên văn phòng cần phải làm là gì nhé.