Khi mang thai, mẹ bầu có thể trải qua rất nhiều triệu chứng bất thường khác nhau mà nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng thì sẽ rất nguy hiểm. Đau bụng khi mang thai tháng thứ 2 là một hiện tượng khá bình thường của các mẹ bầu tuy nhiên với những người mới lần đầu mang thai thì cần có những kiến thức chuẩn bị thật tốt.
1. Nguyên nhân có thể là do đâu?
Hiện tượng từ tháng thứ 2 trở đi, tử cung của người mẹ bắt đầu to ra, phát triển theo sự lớn lên của bào thai sẽ kéo theo các cơ ở vùng xương chậu, vùng bụng thay đổi gây ra các triệu chứng đau bụng là rất phổ biến. Có đến 90% mẹ bầu đều sẽ trải qua tình trạng này.

Theo khoa học y khoa, tình trạng này xảy ra có thể do một số nguyên nhân thường gặp sau đây:
Chuột rút là một trong những nguyên nhân điển hình và dễ phát hiện nhất. Sự phát triển của kích thước tử cung để tạo ra môi trường phát triển thuận lợi nhất cho thai nhi sẽ khiến cho một số cơ vùng bụng bị co thắt, giãn cơ.
Nôn mửa, ốm nghén là tình trạng thường gặp ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, theo thống kê, có khoảng 70% phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng này. Khi nôn, nghén nhiều, các mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và có cảm giác đau tức vùng bụng dưới.
Ho, đau rát họng là hiện tượng rất hay gặp phải khi thời tiết chuyển mùa hay vào đông. Vì khi mang thai, sức đề kháng của mẹ rất yếu, sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp như ho, viêm, cảm cúm,…Và tất nhiên, ho thường xuyên sẽ dẫn đến co thắt vùng bụng và gây đau bụng cho thai phụ.
Hệ tiêu hóa bị rối loạn có thể là do sự thay đổi hormone khiến cho thai phụ ăn uống thất thường, chán ăn, gây tiêu chảy. Tuy nhiên chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh thì mọi chuyện sẽ trở lại bình thường.
2. Những dấu hiệu nguy hiểm
Nếu như đau bụng khi mang thai ở tháng thứ 2 khá là bình thường thì việc xuất hiện các dấu hiệu cho thấy sự bất thường, nguy hiểm thì cần đến khám bác sĩ ngay. Sẽ có một số dấu hiệu như âm đạo chảy máu tươi kèm theo cơ thể mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…
Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp đau bụng kèm theo đó là âm đạo chảy máu thì có thể là do mẹ bầu bị sảy thai, mang thai ngoài tử cung và cần đến bệnh viện ngay.
Nếu như mẹ bầu đã từng bị sảy thai, hoặc mang thai ngoài tử cung thì cần chú ý và đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám ngay nếu như có bất kì một dấu hiệu của cơn đau bụng nào bất thường.
3. Nên làm gì khi đau bụng mang thai tháng thứ 2?
Thư giãn đầu óc, tránh trạng thái căng thẳng, nằm nghỉ ngơi một thời gian ngắn chắc chắn cơn đau bụng sẽ qua nhanh. Và tốt hơn hết là nằm nghiêng sang một bên, tránh nằm đè lên chỗ bị đau và co chân của bên bị đau lên cao.

Lấy khăn nóng chườm chỗ vùng bụng bị đau hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm, nóng sẽ giúp xoa dịu cơn đau, thư giãn được đầu óc.
Hạn chế quan hệ tình dục trong giai đoạn này vì đây là giai đoạn nhạy cảm và phát triển mạnh mẽ của thai nhi. Những hoạt động mạnh quá sức có thể gây động thai và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Thông thường, các cơn đau bụng sẽ chỉ kéo dài trong khoảng trên dưới 2 phút. Nếu không phải thì rất có thể nguyên nhân đau bụng đến từ các bệnh liên quan khác như viêm ruột thừa, sỏi thận, táo bón,…
Cần chú ý nếu như cơn đau kéo dài lâu kèm theo đó là các triệu chứng buốt khi đi tiểu, xót, âm đạo chảy máu, nôn, cảm thấy ớn lạnh thì nên đi khám ở những cơ sở y tế chuyên khoa để được theo dõi và chắc chắn về tình trạng phát triển của bé.
Mặc dù là một hiện tượng thường gặp nhưng để có sức khỏe tốt nhất và thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất, các mẹ vẫn nên có những các thói quen sinh hoạt để giảm thiểu những cơn đau bụng ở tháng thứ 2 như ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh mang vác đồ nặng, đi giày cao gót,…
>> Xem thêm bài viết: