CV sales representative và tips giúp bạn tạo dựng điểm nhấn cá nhân

By   Administrator    07/06/2022

Sales representative hay đại diện bán hàng, là vị trí không thể thiếu trong các công ty, doanh nghiệp lớn hiện nay. Với vai trò là đại diện bán hàng, sales representative giúp doanh nghiệp thúc đẩy quá trình kinh doanh được phát triển hơn, qua đó mang đến thu nhập cho chính mình. trở thành một sales representative là một quá trình rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, trước tiên, bạn sẽ cần có CV sales representative. Vậy, vai trò của CV of sales representative có ý nghĩa gì và cách triển khai nội dung trong CV ra sao? Cùng tìm hiểu ngay dau đây nhé!

1. Vai trò của CV sales representative là gì?

CV of sales representative là một tài liệu cung cấp thông tin về học vấn, năng lực của ứng viên với việc ứng tuyển vị trí đại diện bán hàng. Trong thời đại hiện nay, đại diện bán hàng là một vị trí quan trọng khi là người thúc đẩy hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Và đây cũng là nghề được trả mức lương cao thứ 3 cho dù bạn không có bằng cấp thực sự phù hợp. Điều này đã mở ra cơ hội cho ứng viên nhưng cũng là thách thức khi bạn cần chứng minh được khả năng, kinh nghiệm bán hàng của mình. Và những điều này sẽ được thực hiện thông qua mẫu CV sales representative của bạn.

Vai trò của CV sales representative
Vai trò của CV sales representative

về cơ bản, vai trò của CV sales representative chính là công cụ truyền tải thông tin. Bạn muốn nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng của bạn, CV là yếu tố cần thiết, đảm bảo cho quá trình gửi thông tin đi này được thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, CV sales representative cũng là tài liệu bắt buộc trong quy trình tuyển dụng đại diện bán hàng ở bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay. Đó chính là thủ tục cho một quy trình tuyển dụng bài bản và chuyên nghiệp.

Sự đầu tư cho CV sales representative chính là cách để bạn có cơ sở và sales chính bản thân mình một cách nhanh chóng nhất.

2. Hướng dẫn chuẩn bị CV sales representative hiệu quả

2.1. Định dạng cho một mẫu CV sales representative chuẩn

Việc đầu tiên bạn cần thực hiện với CV sales representative của mình đó là định dạng cho mẫu CV. Điều này sẽ giúp bạn có một tổng thể CV trong hoàn hảo hơn và tăng sức thuyết phục, khả năng hấp dẫn nhà tuyển dụng cũng như mang đến cơ hội việc làm đại diện bán hàng cực kỳ hiệu quả.

Định dạng của một CV đại diện bán hàng sẽ cần:

Định dạng nên có của CV
Định dạng nên có của CV

- Font chữ: Nên sử dụng font chữ dễ nhìn, dễ đọc như Times new roman hoặc Arial

- Kích thước chữ: Với nội dung thông thường, bạn có thể sử dụng font chữ 12pt, còn với các tiêu đề có thể sử dụng 14pt hoặc hơn. Cần tùy chỉnh để đảm bảo sự phân biệt rõ ràng nhưng vẫn cân đối trong tổng thể CV

- Lề: Với CV sales representative thì các lề của bạn sẽ để khoảng cách là 1” 

- Giãn cách dòng: Lựa chọn giãn cách dòng đơn cho mẫu CV sales representative

- Bố cục: Với các phần cần trích dẫn ngày tháng, bạn nên có sự đảo ngược về mặt thời gian để có thể cung cấp thông tin mới nhất tới nhà tuyển dụng

- Tiêu đề: Cần in đậm tiêu đề để nội dung nổi bật hơn và giúp nhà tuyển dụng dễ dàng phân tích hơn về khả năng của bạn

- Định dạng file: CV sales representative của bạn nên được chuyển về định dạng file PDF. Điều này sẽ giúp mẫu CV of sales representative của bạn có thể phù hợp với mọi kiểu máy, cấu hình khác nhau cũng như tránh việc bị chỉnh sửa, thay đổi thông tin,...

Lựa chọn định dạng file phù hợp
Lựa chọn định dạng file phù hợp

2.2. Nội dung của CV sales representative

Khi đã có được một định dạng chuẩn nhất cho CV thì bước tiếp theo bạn cần làm đó là xác định nội dung cho mẫu CV sales representative của mình. Một CV sales representative chuẩn sẽ cần có những nội dung gì?

- Tiêu đề: Thể hiện các thông tin liên hệ của bản thân bên cạnh thông tin về họ tên và vị trí ứng tuyển.

- Giới thiệu: Một đoạn giới thiệu ngắn gọn, sơ lược về bản thân và buộc nhà tuyển dụng sẽ phải đọc thay vì bỏ qua nó.

- Học vấn

- Mục tiêu nghề nghiệp

- Kinh nghiệm làm việc

- Kỹ năng

- Các phần bổ sung khác: chứng nhận, chứng chỉ, giải thưởng, khen thưởng,...

Thực tế thì những nội dung này có thể được sắp xếp theo thứ tự tùy theo mục đích của bạn. Tức là bạn không bắt buộc phải bắt đầu bằng học vấn rồi mới đến kinh nghiệm, thay vào đó, kinh nghiệm làm việc có thể được đưa lên trên để làm nổi bật khả năng làm việc của bạn một cách tốt nhất.

Nội dung của CV
Nội dung của CV

2.3. Cách viết CV sales representative chi tiết

2.3.1. Bắt đầu với kinh nghiệm làm việc

Một thực tế rất dễ nhận thấy đó là việc làm bán hàng ngày càng có sự gia tăng và sự cạnh tranh của bạn ngày càng lớn. Vì thế mà để bản thân có thể nổi bật, đứng trên đám đông thì bạn sẽ cần có một cách triển khai thông tin sáng tạo và hiệu quả hơn.

Với phần kinh nghiệm làm việc bán hàng của mình, bạn cần:

- Liệt kê các vị trí, công việc bán hàng của bản thân theo trình tự thời gian đảo ngược, bắt đầu từ thời điểm gần đây trở về trước.

- Ghi rõ tên công ty, doanh nghiệp và vị trí mà bạn đảm nhận.

- Thêm mô tả các công việc và trách nhiệm mà bạn cần thực hiện tương ứng với từng vị trí mà bạn đã đảm nhận, từ 4 - 6  gạch đầu dòng.

- Thể hiện thành tích, hiệu quả công việc của bản thân trong mỗi phần mô tả, từ đó tạo nên bức tranh toàn cảnh và rõ nét hơn về năng lực bán hàng của bạn.

- Nên bắt đầu các gạch đầu dòng bằng động từ, như vậy nội dung sẽ mang tính hành động nhiều hơn, góp phần tăng sự tác động tới người đọc.

Bắt đầu với kinh nghiệm bán hàng
Bắt đầu với kinh nghiệm bán hàng

2.3.2. Học vấn phù hợp

Thực tế thì vị trí đại diện là một vị trí mà bạn có thể được nhận cho dù bằng cấp của bạn chưa thực sự phù hợp. Vì thế mà trong nội dung này, những điều mà bạn cần có bao gồm: Tên trường, chuyên ngành, bằng cấp/chứng chỉ và thời gian hoàn thành. Đơn giản chỉ là như vậy mà thôi.

Tuy nhiên, sẽ có điểm mà bạn cần lưu ý như sau. Cách viết như trên sẽ rất phù hợp nếu như bạn là người có kinh nghiệm bán hàng tốt, khi đó học vấn sẽ chỉ là yếu tố phụ mà thôi. Trường hợp bạn không có nhiều kinh nghiệm nhưng lại mạnh về học vấn thì làm thế nào?

Lúc này, bạn hãy đầu tư hơn cho nội dung học vấn của mình bằng cách thêm các thông tin như môn học liên quan, các lớp học bổ sung, điểm trung bình, hay các danh hiệu, giải thưởng,...

2.3.3. Kỹ năng bán hàng

Kỹ năng bán hàng là cơ sở để bạn đảm bảo hiệu quả công việc cũng như chứng minh được năng lực của mình. Tuy nhiên, bạn cần đưa những kỹ năng nào trong CV sales representative?

- Liệt kê danh sách các kỹ năng bán hàng mà bạn có

- Xác định các kỹ năng được nhắc đến trong mô tả công việc từ nhà tuyển dụng

Kỹ năng bán hàng
Kỹ năng bán hàng

- Tìm ra kỹ năng chung và thể hiện trong mẫu CV của mình

- Các kỹ năng đưa ra cần bao gồm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm

2.3.4. Mục tiêu nghề nghiệp

Một đại diện bán hàng sẽ có mực tiêu ra sao? Các nhà tuyển dụng sẽ rất quan tâm tới phần nội dung này bởi nó cho thấy sự cầu tiến của ứng viên cũng như mục đích của họ khi ứng tuyển có phù hợp với mục tiêu chung của công ty hay không.

- Hãy chia thành mục tiêu dài hạn và ngắn hạn để nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn định hướng của bạn

- Mục tiêu nên phù hợp với định hướng chung của công ty

- Cần đưa ra các dự định mang tính thực tế, có sự khả thi cao

- Thể hiện rõ được các giá trị mang đến cho công ty và nó liên quan tới việc bán hàng mà bạn ứng tuyển

2.3.5. Phần bổ sung

Những thông tin trong phần bổ sung sẽ là cách giúp CV sales representative của bạn được hấp dẫn và ấn tượng hơn. Những thông tin được đề cập có thể là sở thích, chứng chỉ, giấy phép, các tổ chức trong ngành mà bản thân đã tham gia,...

Thông tin bổ sung
Thông tin bổ sung

Hãy hướng tới những thông tin nó liên quan tới việc bán hàng mà bạn ứng tuyển để tăng sức thuyết phục lên cao hơn.

Trên đây là thông tin chi tiết về CV sales representative. Hy vọng rằng, bài viết đã gửi tới bạn nội dung phù hợp nhất để bạn sở hữu cho mình một CV of sales representative chuyên nghiệp, mang đến hiệu quả cao.

5/5 (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thi viên chức là gì? Quy định thi viên chức của Bộ Giáo Dục

Thi viên chức là gì? Thi viên chức được quy định như thế nào? Để không bị bỡ ngỡ khi tham gia cuộc thi quan trọng này, hãy đọc kỹ bài chia sẻ dưới đây.

Quản lý đơn hàng là gì? Quy trình quản lý chuẩn cho người bán hàng

Quản lý đơn hàng là gì? Học ngay cách quản lý đơn hàng qua bài viết bên dưới nếu bạn đang quản trị một doanh nghiệp bán hàng và muốn thu về lợi nhuận cao.

Biên dịch tiếng Anh là gì? Cách trở thành biên dịch viên chuyên nghiệp

Biên dịch tiếng Anh là gì? Làm thế nào để trở thành biên dịch chuyên nghiệp? Lương biên dịch có cao hay không? Tìm hiểu về nghề biên dịch viên.