Copywriter là gì? học ngành nào để làm nghề Copywriting

By   Administrator    20/09/2019

Copywriting là gì? Copywriter là người viết văn bản cho mục đích quảng cáo hoặc các hình thức Marketing khác. Cùng tìm hiểu về Copywriting qua bài này!

Copywriter là một thuật ngữ quá quen thuộc trong giới truyền thông quảng cáo. Đây được coi là một nghề có tư duy sáng tạo cao và người làm công việc này có kiến thức đời sống tương đối rộng. Vậy chính xác Copywriter là gì ? Copywriter phải làm những công việc như thế nào? Và nếu bạn muốn làm Copywriter thì học ngành gì thì phù hợp. Bài viết dưới dây sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn về chủ đề này.

Copywriting là gì?

Định nghĩa về Copywriter

Trước khi tìm hiểu về Copywriter, hãy cùng tìm hiểu qua một thuật ngữ khác là copywriting. Copywriting là việc dùng ngôn ngữ để thể hiện, quảng bá, giới thiệu về một cá nhân, một tổ chức, một quan điểm hay ý tưởng nào đó. Có nhiều hình thức khác nhau để thể hiện điều này như văn bản, quảng cáo trên truyền hình, báo đài cũng như các phương tiện truyền thông khác. Mục đích chính khiến người tiếp nhận có hứng thú tìm hiểu sản phẩm, và dẫn đến quyết định để mua một sản phẩm hoặc đăng ký một dịch vụ, hoặc đưa ra một quan điểm nào đó. Tuy nhiên, một vài trường hợp cách này có thể gây phản ứng ngược lại là gây sự chú ý của người đọc, người nghe theo hướng không đồng tình và thể hiện thái độ của mình bằng một hành động hoặc niềm tin nào đó. Vì vậy làm copywriting phải thật khéo léo và phù hợp với thị hiếu, cảm quan của khách hàng.

Copywriting là công việc bạn có thể viết tiêu đề, tagline, slogan, lời hát quảng cáo, các nội dung trên mạng, các kịch bản quảng cáo trên báo đài, truyền hình, trên các bản tin và tài liệu khác của doanh nghiệp. Các copywriter sẽ lên ý tưởng thông qua ngôn từ của mình, sau đó chia sẻ với đồng nghiệp. Mục đích cuối cùng là tạo ra các ấn phẩm quảng cáo. Một trong số đó có thể kể đến postcards, website, catalogue, bản tin, borchures, email, tin quảng cáo,…

Trên các website, copywriting được trình bày dưới dạng văn bản viết, có sử dụng những từ ngữ mà khi người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm những bài viết này sẽ xuất hiện ở trang đầu. Hoạt động này có thể gọi là soạn nội dung (content marketing). Để người dùng dễ tìm thấy trang web, người viết phải có chiến lược hợp lý nhằm soạn thảo ra những nội dung thu hút nhất.

Copywriting thường bị nhầm lẫn với Content Writing. Tuy nhiên điểm khác biệt là nếu Copywriting viết với mục đích quảng cáo khuyến mại hoặc tiếp thị thì Content Writing lại với mục đích để giữ khách hàng ở lại trang web của mình, tạo cái nhìn thiện cảm của khách hàng với thương hiệu của bạn.

Quay lại chủ đề chính, copywriter là một thuật ngữ dùng để chỉ các cá nhân làm những công việc này. Một cá nhân làm copywriter thường theo hai hướng. Hoặc là họ tự làm cho chính mình hay là làm chủ nếu kiếm được các hợp đồng độc lập với nhiều khách hàng, hoặc có thể làm nhân viên cho một tổ chức nào đó, thường là công ty truyền thông quảng cáo, các công ty PR.

Hiện nay, một copywriter thường làm việc theo hướng thứ hai, tức là thành viên của nhóm thực hiện nhiệm vụ truyền thông quảng cáo. Copywriter sẽ làm việc thông qua giám đốc sáng tạo của công ty quảng cáo. Để tạo ra thành quả cuối cùng, một copywriter phải trải qua quá trình từ việc triển khai ý tưởng nội dung của mình với cấp trên, sau đó các nhà quảng cáo, giám đốc sáng tạo sẽ hiện thực nó thành âm thanh và hình ảnh để thu hút sự chú ý của người nhận. Dù là bằng cách nào thì tính sáng tạo, hiệu quả và có sức thuyết phục cũng phải được phát huy.

Nghề copywriter và nghề technical writer khá giống nhau. Tuy nhiên nếu người làm technical writer viết ra những thông tin hướng dẫn giúp người đọc hiểu rõ chức năng cũng như cách thức hoạt động, sử dụng của sản phẩm thì Copywriter lại với mục đích là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, nặng tính thương mại hơn.. Ví dụ, một technical writer sẽ viết hướng dẫn sử dụng một chiếc máy giặt, trong khi người làm copywriter sẽ viết một đoạn quảng cáo để bán chiếc máy giặt đó.

Trên thế giới có rất nhiều copywriter nổi tiếng như David Ogilvy, William Bernbach, Robert W. Bly, Gary Bencivenga, Dominik Bjegovic, Jay Abraham, Clayton Makepeace, Larry Owen, Patrick Pacacha, Leo Burnett,…

Nghề Copywriter là gì?

Vậy cụ thể công việc của một copywriter bao gồm những hoạt động gì?

Như đã đề cập ở trên, công việc của Copywriter khá đa dạng, gồm nhiều việc khác nhau. Một vài công việc trong số đó có thể kể đến như sau:

  • Viết (headline, body copy cho print ad, kịch bản TVC, radio, slogan,…)

  • Nghiên cứu (Tagline, Slogan, đặt tên cho sản phẩm mới, event, chương trình, gameshow do nhãn hàng tổ chức,…)

  • Phỏng vấn khách hàng, đối tác, các bên liên quan để cho ra ý tưởng.

  • Biên tập kịch bản, nội dung cho bài viết.

  • Đọc và sửa các bài viết.

  • Lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch marketing.

  • Kiểm hình giúp Art Director, rút ngắn thời gian kết thúc công việc.

  • Dịch thuật tài liệu Anh Việt, Việt Anh

  • Kiểm tra lỗi chính tả trước khi xuất.

  • ….

Bạn có thể bắt gặp bóng dáng của copywriter đâu đó như trên một bài viết Blog, quảng cáo trên Internet, Email, E-book, bài viết trên social media, Case study, review sản phẩm, thông cáo báo chí, newsletter, bios, sale presentation, bài thuyết trình,…

Kỹ năng quan trọng của nghề Copywriter

Để trở thành một Copywriter chính hiệu, bạn có nắm rõ các kỹ năng quan trọng của nghề này

  • Có kiến thức cơ bản về SEO onpage và offpage.

  • Có khả năng nghiên cứu và tìm hiểu thông tin trên mạng.

  • Nắm được cách viết blog, nội dung cho website.

  • Hiểu cơ bản về thiết kế đồ họa thông qua phần mềm photoshop.

  • Nắm bắt được email marketing.

  • Thành thạo sử dụng các công cụ hỗ trợ Social Media.

  • Nắm bắt và hiểu cơ bản về HTML (Đây một ngôn ngữ đánh dấu để tạo nên các trang web với các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web)

Copywriter là gì?

Học ngành nào để làm copywriter? 

  1. Báo chí

Nếu muốn cải thiện kỹ năng viết lách trở nên ngày càng giỏi thì đây là ngành lựa chọn tốt nhất cho bạn. Kỹ năng này là một yếu tố quan trọng quyết định bạn có trở thành một copywriter giỏi hay không. Ngoài ra, các sản phẩm sáng tạo nội dung của bạn có thể đăng trên các trang mạng xã hội hoặc sử dụng trong lĩnh vực quảng cáo, in ấn. Càng ngày bạn sẽ có thể nâng cao khả năng sáng tạo của bản thân mình. Các phương tiện trung gian như các trang mạng xã hội hay sản phẩm in ấn sẽ là cầu nối để sản phẩm đến nhanh hơn với khách hàng và thuyết phục khách hàng về một sản phẩm hay thương hiệu nào đó.

Một trong những khoa trong ngành Báo chí có thể giúp bạn tối đa là khoa PR-Quảng cáo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Quan hệ công chúng của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn của Đại học Quốc gia Hà Nội. 

  1. Marketing

Marketing bao gồm các khía cạnh đa dạng khác nhau như nghiên cứu – khảo sát thị trường, PR, Quảng cáo, Copywriter, Sales. Do vậy học marketing bạn cũng có thể rèn luyện những kỹ năng cần thiết để làm copywriter. Các kiến thức ngành này có thể mang lại như sau: 

  • Khả năng nghiên cứu, thu thập, phân tích thông tin, từ đó dự báo xu hướng vận động của thị trường.

  • Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng, duy trì mối quan hệ với khách hàng và phân phối sản phẩm nhanh nhất, hiệu quả nhất.

  • Khả năng đảm bảo và cân bằng quyền lợi giữa khách hàng và doanh nghiệp.

  • Qua các phương tiện khác nhau như báo đài, tivi, internet, quảng cáo, banner,…để đưa thông tin về sản phẩm/dịch vụ tới người tiêu dùng

  • Khả năng sáng tạo nội dung, slogan, kịch bản quảng cáo để truyền đạt thông tin sản phẩm.

  • Cách tổ chức các hoạt động sự kiện, chương trình khuyến mại, giảm giá nhằm thu hút khách hàng và giới thiệu sản phẩm.

  • Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng, duy trì mối quan hệ với khách hàng và phân phối sản phẩm nhanh nhất, hiệu quả nhất.

  1. Ngôn ngữ

Copywriter là ngành liên quan đến câu chữ, do vậy đây là yếu tố cần thiết để bạn có thể sử dụng ngôn ngữ sao cho hợp lý, câu văn trau chuốt, mạch văn không bị đứt đoạn. Ngành ngôn ngữ sẽ là nền tảng vững chắc để bạn hoàn thiện và chau chuốt câu từ, nội dung viết ra. Một content tốt bao gồm cả ý tưởng hay và cách trình bày thuyết phục.

Tuy nhiên, nếu chỉ có những kiến thức ở 3 ngành trên là chưa đủ. Nếu bạn chưa áp dụng chúng vào thực tế thì nó chỉ là những kiến thức suông mà thôi. Những kỹ năng thực tế như cách bắt trend, cách lên concept, dàn ý, lồng CTA,… bạn cần phải trải qua quá trình thực hành, cọ xát nhiều bằng cách viết bài mới có thể làm cho nội dung bài viết của mình thêm thu hút và bắt kịp thời đại. Những điều này thì hầu như các ngành học tại các trường đại học không thể dạy bạn được, và thực tế nó vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu đầy đủ của công việc này ngoài thực tế.

Ngày nay có rất nhiều người được đào tạo bài bản từ ngành học Marketing của các trường đại học danh giá như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn… nhưng không thể viết được một bài chuẩn SEO để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Do vậy nếu chỉ học lý thuyết mà không có cơ hội để thực hành thì việc trở thành một copywriter đúng nghĩa khó có thể thực hiện được. Có rất nhiều cách khác nhau để tìm cho mình một cơ hội thực hành. Hiện nay các bộ phận Marketing tại các công ty thường đăng tuyển các vị trí thực tập sinh tại mảng này. Do các vị trí này thường không yêu cầu kinh nghiệm và được đào tạo lại, nên bạn có thể đăng ký ứng tuyển và làm thêm tại vị trí này. Ngoài ra cũng có các lớp đào tạo Marketing và được thực hành thực tế. Hãy tìm kiếm một ngành học phù hợp nhất với mong muốn cũng như khả năng của bạn.

Kết luận

Copywriter có thể là một nghề ai cũng thể làm nhưng không phải ai cũng làm được tốt. Mà nếu không làm tốt thì khó mà bền với nghề này. Nếu bạn nghiêm túc và yêu thích công việc này, hãy cố gắng trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể phục vụ cho mình với công việc này trong tương lai. Hi vọng bài viết này đã mang đến những thông tin thực sự hữu ích cho bạn.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thi viên chức là gì? Quy định thi viên chức của Bộ Giáo Dục

Thi viên chức là gì? Thi viên chức được quy định như thế nào? Để không bị bỡ ngỡ khi tham gia cuộc thi quan trọng này, hãy đọc kỹ bài chia sẻ dưới đây.

Quản lý đơn hàng là gì? Quy trình quản lý chuẩn cho người bán hàng

Quản lý đơn hàng là gì? Học ngay cách quản lý đơn hàng qua bài viết bên dưới nếu bạn đang quản trị một doanh nghiệp bán hàng và muốn thu về lợi nhuận cao.

Biên dịch tiếng Anh là gì? Cách trở thành biên dịch viên chuyên nghiệp

Biên dịch tiếng Anh là gì? Làm thế nào để trở thành biên dịch chuyên nghiệp? Lương biên dịch có cao hay không? Tìm hiểu về nghề biên dịch viên.