Cộng tác viên là gì?Chúng ta đều biết cộng tác viên (CTV) là một nghề làm việc tự do, không thuộc nhân viên chính của công ty. Cùng tìm hiểu về CTV ngay nhé.
Ngày nay, chúng ta bắt gặp từ CỘNG TÁC VIÊN (CTV) ở mọi nơi. Và khái niệm CỘNG TÁC VIÊN tương đối quen thuộc với các bạn sinh viên hiện nay. Sinh viên muốn có thêm thu nhập và đã tìm đến CỘNG TÁC VIÊN.. Vậy các bạn đã hiểu rõ CTV là gì, CTV làm những việc gì,….Hãy cùng tôi tìm hiểu về nó qua bài viết này nhé.
Cộng tác viên( tiếng anh là collaborator) là những người làm việc tự do, không là nhân viên chính thức của một doanh nghiệp, công ty, hay tổ chức nào. Những người làm CTV có thể đến công ty hoặc cũng có thể ở nhà để làm việc, họ có thể làm việc ở mọi lúc mọi nơi. Điều này phù hợp cho những người muốn kiếm thêm thu nhập nhưng có ít thời gian. Vì vậy, CTV được coi là một nghề phụ, nghề bán thời gian hay còn được gọi là nghề tay trái. Những người làm CTV có thể chủ động trong công việc cũng như có thể tự do lựa chọn dòng sản phẩm mà mình muốn kinh doanh miễn là phù hợp với bản thân.
Một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức được thành lập nhằm tạo ra những sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Cách để họ bán được nhiều sản phẩm nhất có thể trên thị trường là họ tìm đến CTV. Việc tìm CTV không khó nhưng cũng sẽ không dễ cho những doanh nghiệp hay công ty mới bắt đầu kinh doanh trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho mình.
Việc tuyển thêm CTV giúp cho doanh nghiệp, công ty hay tổ chức tăng doanh số cũng như tăng thêm lượng khách hàng thân thiết cho mình. Bên cạnh đó, kinh phí bỏ ra để chạy quảng cáo, PR hay marketing khá cao nên các CEO của các doanh nghiệp, công ty hay tổ chức chọn phương án là tìm những người bạn kinh doanh với mình. Đó không ai khác là những người CTV.
Những CTV bán hàng online là những người thực hiện công việc mua bán, trao đổi những mặt hàng sản phẩm thông qua Internet hay các trang mạng xã hội phổ biến ngày nay như: Facebook, Zalo, Instagram,… . Công việc của các CTV là tư vấn, giới thiệu khách hàng về mặt hàng mình đang kinh doanh, lôi kéo và thu hút khách hàng mua sản phẩm và trả lời mọi thắc mắc của khách hàng về sản phẩm. Những người CTV sẽ được nhận % hoa hồng theo doanh số họ bán được và chiết khấu trên mỗi sản phẩm. Bạn càng bán được nhiều sản phẩm, bạn sẽ càng thu được nhiều tiền. Ví dụ như bạn bán được 100 lọ nước hoa, % lợi nhuận bạn nhận được là 5000đ/sản phẩm và 30% giá trị sản phẩm. Ví dụ trung bình 1 sản phẩm có giá 150.000đ thì bạn sẽ nhận được 4.500.000đ tiền doanh thu cộng thêm 500.000 tiền chiết khấu sản phẩm. Vậy tổng tiền bạn nhận được là 5.000.000đ.
Công việc cụ thể của CTV bán hàng online như sau:
· Đăng bài về sản phẩm kèm theo hình ảnh và lời giới thiệu hấp dẫn lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,.. hay các kênh bán hàng như Shopee, Lazada, Sendo,… để thu hút được nhiều khách hàng.
· Tư vấn và chăm sóc khách hàng. Tức là các bạn sẽ giới thiệu sản phẩm mà bạn đang kinh doanh cho khách hàng thông qua tin nhắn hoặc thông qua các cuộc gọi điện thoại và giải đáp mọi thắc mắc mà khách hàng đang mắc phải.
· Chốt đơn cho những khách hàng đã đặt thông qua tin nhắn hoặc gọi điện trực tiếp cho khách hàng để xác định lại số lượng hàng cũng như sản phẩm mà khách hàng đã đặt để tránh nhầm lẫn.
CTV là công việc không đòi hỏi kinh nghiệm nhưng không có nghĩa không cần những kỹ năng cơ bản trong làm việc.
· Kỹ năng viết bài là yếu tố quan trọng. Như CTV bán hàng online, công việc của họ là đăng những bài viết giới thiệu về sản phẩm. Khi viết bài bạn cần tạo ra những điểm nhấn trong bài viết của mình để thu hút được nhiều khách hàng. Bạn viết nhiều nhưng không có điểm nhấn sẽ không có hiệu quả bằng việc bạn viết đúng và viết đủ, ngắn gọn nhưng súc tích đầy đủ ý nghĩa. Trong bài viết của bạn cũng cần phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp. Tránh dùng những ngôn từ khiếm nhã vô văn hóa. Đặc biệt bài viết của bạn cần rõ ràng, rành mạch để khách hàng đọc vào là biết bạn đang giới thiệu cái gì.
· Hiểu và đánh trúng tâm lý của khách hàng: CTV cần có con mắt tinh tế quan sát, khảo sát và tìm hiểu về tâm lý khách hàng, tìm xem nhu cầu hiện tại của họ là gì, điều họ muốn họ cần là gì để kịp thời đáp ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Vậy bằng cách nào có thể đánh trúng tâm lý của họ? Trước tiên hãy đặt mình là những người mua hàng xem xét bản thân mình cần gì và bao nhiêu là đủ. Và CTV cũng cần bắt kịp xu thế thị trường để hiểu hơn về khách hàng. Ví dụ như kinh doanh về mặt hàng quần áo, hiện nay sắp chuyển qua thời tiết se lạnh, vậy những CTV cần biết được nhu cầu của người tiêu dùng là cần những chiếc ao thun dài tay hoặc những chiếc áo khoác gió để làm ấm lòng khách hàng,…
· Có con mắt thiết kế tinh tế: Bên cạnh ngôn ngữ phù hợp đúng với bài viết thì những CTV cũng cần biết cách phối hình ảnh cũng như màu sắc để bài viết thêm hấp dẫn. Một bài viết dài chi chít chữ sẽ làm cho khách hàng cảm thấy nhàm chán, thay vào đó là những hình ảnh đẹp mắt hài hòa mãn nhãn sẽ khiến cho khách hàng thích thú và hài lòng hơn.
· Có tinh thần trách nhiệm cao: Khi trở thành CTV họ sẽ phải tập trung vào công việc và dành toàn bộ thời gian của mình cho việc họ đang làm.
· Kỹ năng xử lý mọi tình huống: Công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đôi lúc ta cũng phải gặp những bất trắc khó khăn. Vậy làm sao để giải quyết chúng? Những CTV cần có những cái đầu tỉnh táo, cần suy nghĩ kĩ càng trước khi đưa ra quyết định giải quyết vấn đề. Cùng với đó phải có sự khéo léo trong cách ăn nói cũng như dùng ngôn từ phù hợp với những trường hợp khách hàng khó tính, độc đoán, bảo thủ,…
+) Lợi ích:
· Có thêm thu nhập, cải thiện được vấn đề tài chính: Chúng ta không thể phủ nhận việc làm thêm để kiếm tiền.Tất nhiên ai đi làm cũng muốn kiếm cho mình một khoản thu nhập để có thể trang trải phần nào cuộc sống và làm CTV cũng vậy. Khoản lợi nhuận thu được tuy không đáng kể nhưng cũng phần nào giúp ích được cho cuộc sống của mỗi CTV.
· Tích lũy được nhiều kinh nghiệm: Bên cạnh có thể kiếm thêm thu nhập thì những CTV cũng có thể trau dồi cho mình nhiều kinh nghiệm. CTV là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên họ sẽ được trau dồi kỹ năng giao tiếp cũng như cách tiếp cận tâm lý khách hàng. Bên cạnh đó, những CTV cũng có thể học hỏi từ những CTV khác hay là những nhân viên chính thức của công ty, doanh nghiệp hay tổ chức bạn đang làm việc. Hơn nữa trong nhiều trường hợp bạn sẽ phải tự giải quyết một số việc và điều đó giúp bạn dạn dày hơn, giúp bạn có nhiều kĩ năng hơn bạn nghĩ có thế không đạt được. Kinh nghiệm là một thứ mà ai cũng cần phải có và doanh nghiệp, công ty , tổ chức nào cũng đòi hỏi cần có ở nhân viên của mình. Vì vậy chúng ta ngại gì không trải nghiệm.
· Sáng tạo, phát triển bản thân: Bằng sự năng động và sáng tạo của bạn thân, khi những CTV tham gia vào công việc, họ sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân, phát triển các khả năng làm việc. Đó cũng là cơ hội giúp những CTV có được nhiều cơ hội việc làm sau này.
· Cơ hội tuyển dụng: Khi bạn làm tốt công việc như một CTV, rất có thể bạn sẽ được nhận làm nhân viên chính thức của công ty, doanh nghiệp hay tổ chức mà bạn đang làm CTV. Ngoài ra, khi làm CTV bạn sẽ có cơ hội mở rộng các mối quan hệ, đặc biệt có những mối quan hệ quan trọng giúp ích cho công việc của bạn sau này. Và hơn hết khi ra trường bạn có thể tự tin viết vào bản CV của bạn rằng bạn đã có kinh nghiệm làm việc, điều này giúp cho bạn có cơ hội được tuyển dụng lớn hơn.
· CTV không gò bó về thời gian, vì vậy bạn có thể làm việc mọi lúc mà bạn rảnh, có thể làm ở nơi đâu bạn muốn chỉ cần điện thoại của bạn có kết nối Internet..
+) Thách thức:
Cái gì cũng có hai mặt của nó và làm CTV cũng vậy, vừa có mặt tích cực và hạn chế. Vì vậy khi bạn muốn trở thành CTV cần tìm hiểu kỹ công việc bạn sẽ làm, bạn có đủ đam mê và khả năng làm nó hay không. Sau đây là một số khó khăn mà những CTV có thể gặp phải:
· Lương thấp: Nhiều CTV đang băn khoăn rằng thời gian làm việc của họ không ít hơn nhân viên chính thức là bao nhiêu nhưng lương lại thấp hơn nhiều so với người đó. Và những người CTV sẽ không được nhận các chế độ như những nhân viên chính thức.
· Áp lực công việc: Tất nhiên công việc nào cũng phải có những áp lực, và CTV thì không thể tránh khỏi. Vì CTV được nhận lương theo doanh số bán hàng, vậy nên những CTV luôn phải suy nghĩ là làm cách nào để bán được nhiều sản phẩm nhất. Họ luôn bị căng thẳng, stress trong công việc mà họ đang làm . Và những CTV có vượt qua những trở ngại đó hay không là dựa vào năng lực của những CTV đó mà thôi.
· Đa cấp: Đây là điều cuối cùng và quan trọng đặc biệt mà bài viết này muốn gửi tới các bạn. Các bạn cần trang bị cho mình những vốn sống và những kỹ năng cần thiết để không bị lún sâu vào vòng xoáy kiếm tiền của xã hội.
Vậy nên trước khi làm việc gì, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của phụ huynh người thân, bạn bè để có những quyết định đúng đắn, tránh những rủi ro ở trên.
Trên đây là toàn bộ thông tin về CỘNG TÁC VIÊN mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn. Mong rang bài viết sẽ có ích cho các bạn. Chúc các bạn đọc có ngày làm việc, học tập vui vẻ.
>>> Xem thêm các bài viết:
Bài viết liên quan
Thi viên chức là gì? Quy định thi viên chức của Bộ Giáo Dục
Thi viên chức là gì? Thi viên chức được quy định như thế nào? Để không bị bỡ ngỡ khi tham gia cuộc thi quan trọng này, hãy đọc kỹ bài chia sẻ dưới đây.
Quản lý đơn hàng là gì? Quy trình quản lý chuẩn cho người bán hàng
Quản lý đơn hàng là gì? Học ngay cách quản lý đơn hàng qua bài viết bên dưới nếu bạn đang quản trị một doanh nghiệp bán hàng và muốn thu về lợi nhuận cao.
Biên dịch tiếng Anh là gì? Cách trở thành biên dịch viên chuyên nghiệp
Biên dịch tiếng Anh là gì? Làm thế nào để trở thành biên dịch chuyên nghiệp? Lương biên dịch có cao hay không? Tìm hiểu về nghề biên dịch viên.