Tìm hiểu về nghề báo và cơ hội việc làm của sinh viên ngành báo chí

By   Administrator    21/09/2019

Giới thiệu sơ lược về chuyên ngành báo chí: định nghĩa ngành báo chí, học gì trong ngành báo chí, du học báo chí ở đâu, cơ hội nghề nghiệp

Trong thời đại thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, báo chí là một ngành nghề không thể thiếu trong xã hội. Nó giúp đem tới những thông tin nóng hổi, bổ ích tới cho công chúng. Hiện nay, ngành báo chí là một trong những ngành nghề nhận được sự quan tâm vô cùng lớn của giới trẻ. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng lo ngại ở Việt Nam đó là về vấn đề việc làm. Hơn nửa, khối lượng sinh viên đang theo học ngành báo chí hiện nay chiếm số lượng vô cùng lớn. Đó chính là lý do khiến cho nhiều người đang ấp ủ ước mơ làm nghề báo phải băn khoăn khi đưa ra lựa chọn ngành nghề mà mình sẽ theo học. Bài viết mà chúng tôi đưa ra dưới đây mong rằng sẽ giúp các bạn có cái nhìn đúng đắn, khách quan hơn về ngành báo chí. Từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất cũng như tự định hướng được con đường phát triển cho bản thân mình.

Cơ hội việc làm ngành báo chí

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu nghề báo chí là gì?

Nhà báo hay còn gọi là Ký giả là người làm nghề đưa tin chuyên nghiệp. Công việc của họ có đặc thù đó là tìm kiếm, phân tích, xác minh, đánh giá và cung cấp thông tin về tất cả những sự kiện đặc biệt, nóng hổi mà công chúng cần được biết mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, thậm chí là mỗi giây.

Đặc điểm của những người làm nghề báo đó là họ cần có khả năng viết lách tốt, một tư duy nhạy bén, linh hoạt, khả năng phân tích vấn đề tốt, có một lượng kiến thức hiểu biết xã hội sâu rộng cùng khả năng lập luận chính xác, chặt chẽ. 

Ngoài những tố chất nêu trên, người làm báo là những người đưa tin tức tiếp cận tới  công chúng. Chính vì vậy, trước hết bản thân họ phải là người có tố chất đạo đức tốt, trung thực, dũng cảm, phản ánh chính xác hiện thực và lên án những cái xấu. 

Vậy, sinh viên ngành báo chí được đào tạo những gì? Có nên theo học ngành nghề này hay không?

Trước hết, về kiến thức chuyên môn sinh viên ngành báo chí được tạo để có lượng kiến thức nhất định nhận thức được về khả năng thực hiện quyền và trách nhiệm của người làm báo trong xã hội. Đồng thời hiệu được yêu cầu về tính chính xác, công bằng và trung thực của hoạt động truyền thông, từ đó ứng dụng các yêu cầu này trong quá trình tác nghiệp báo chí. Ngoài ra sinh viên ngành báo chí cũng được đào tạo để có khả năng tư duy phản biện, sáng tạo và khách quan nhất khi đánh giá về một vấn đề mà mình thu thập được,…

Về kỹ năng, sinh viên nghề báo cần phải có kỹ năng cơ bản khi sử dụng các thiết bị truyền thông, kỹ năng sử dụng thành thạo máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm,…; Kỹ năng thu thập thông tin bằng cách quan sát, phỏng vấn,…; Kỹ năng xử lý thông tin mà bản thân thu thập được và khả năng biên tập lại thông tin và cuối cùng là kỹ năng xuất bản, in ấn,….

Với thời đại thông tin phát triển vượt bậc như hiện nay. Ngành báo chí là một một ngành nghề có sức hút đối với giới trẻ bởi đây là công việc đòi hỏi sự nhạy bén, linh hoạt, năng động và rất phù hợp với lứa tuổi đang mang trong mình sự nhiệt huyết, tò mò, đam mê khám phá và thử thách. Đây là một ngành nghề rất thú vị. Không chỉ vậy, đây cũng là một nghề được đánh giá là vô cùng cao quý trong xã hội bởi họ là những người không quản ngại khó khăn, gian khổ để có thể đem tới cho người đọc những thông tin bổ ích, nóng hổi. Họ cũng là những tấm gương phản ánh xã hội. Những nhà báo tài giỏi, có tâm với nghề chính là những mũi tên chỉ nam cho công chúng, hướng công chúng tới những điều tốt đẹp và vạch trần những góc tối trong xã hội.

Học ngành báo chí ở đâu?

Hiện nay, ngành báo chí đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Do vậy cũng có rất nhiều cơ sở giáo dục và nhiều trường đại học hiện tại đang đào tạo ngành báo chí. 

Chúng tôi xin đưa ra một số cơ sở hiện nay đang đào tạo ngành báo chí để giúp các bạn có thêm nhiều sự lựa chọn cũng như định hướng được con đường phát triển của mình. Các trường đại học ở Việt Nam hiện đang đào tạo ngành báo chí đó là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Học viện báo chí và tuyên truyền, Cao đẳng truyền hình, …. Tuy nhiên, ngoài những chuyên ngành đào tạo riêng biệt như vậy thì các bạn trẻ cũng có thể theo học những ngành có liên quan mật thiết cũng như gần gũi với ngành báo như ngành Luật học, Xã hội học, Văn học,….tại các cơ sở và trường đại học uy tín.

Sau khi học xong sinh viên ngành báo chí sẽ làm gì?

Đây là một trong những vấn đề mà hiện nay các bạn học sinh đang có ý định theo học ngành báo chí hay chính những bạn sinh viên đang theo học ngành nghề này quan tâm rất lớn. Việc làm sau khi học xong của sinh viên ngành này vô cùng đa dạng và phong phú. Những sinh viên thi đỗ bằng cử nhân ngành báo chí có có hội để thực hiện các chức trách phóng viên, biên tập viên tại các tòa soạn báo, tạp chí hay đài phát thanh, đài truyền hình,…. Ngoài ra họ cũng có thể làm giảng viên giảng dạy về những môn học, chuyên ngành liên quan tới nghề báo hoặc làm cán bộ phụ trách riêng biệt về mảng thông tin trong các cơ quan nhà nước, làm nhân viên phụ trách mảng truyền thông tại các công ty,…

Ngoài ra, các sinh viên ngành báo chí sau khi tốt nghiệp ra trường cũng có đủ khả năng để  công tác tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như các cơ quan văn hoá – tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội ở trung ương địa phương, làm việc tại các bộ phận liên quan tới tổng hợp thông tin của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị – xã hội hoặc phụ trách về mảng hình ảnh, truyền thông tại các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước,….

Mỗi sinh viên có thể lựa công việc, địa điểm phù hợp với hoàn cảnh, thế mạnh của bản thân mình. Sinh viên ngành báo chí được đào tạo kiến thức và kỹ năng vô cùng đa dạng. Do vậy, sinh viên ngành báo sau khi ra trường có thể thích ứng linh hoạt với nhiều ngành nghề đa dạng tùy theo mục đích, sở trường của từng cá nhân. 

Có thể thấy, sinh viên ngành báo chí sau khi học xong có thể làm việc ở rất nhiều công việc cũng như lĩnh vực đa dạng. Nhưng, một thực trạng đang đặt ra đó là sinh viên ngành báo chí chiếm số lượng vô cùng lớn so với những ngành khác. Một câu hỏi lớn đó là với một số lượng lớn như vậy thì sau khi ra trường tất cả sinh viên ngành báo chí có thể tìm được một công việc đúng với ngành nghề mà mình theo học hay không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu về thực trạng và nhu cầu việc làm của ngành báo chí hiện nay.

Điều kiện làm việc của nhà báo?

Nghề báo là một nghề luôn luôn phải đi, tìm tòi và khám phá. Họ phải quan sát, nhạy bén bắt lấy từng chuyển động xung quanh mình. Tất cả mọi nơi, mọi lúc có tin tức, sự kiện nóng hổi họ đều phải nhanh chóng đi tới để nắm bắt, tìm hiểu, phân tích và đánh giá nhanh chóng để đem tới cho người đọc thông tin sớm và chính xác nhất. Vì vậy đặc thù công việc của họ rất khác biệt so với những ngành nghề khác bởi môi trường làm việc linh hoạt và thời gian không cố định. Do đặc thù đặc biệt như vậy nên người làm báo không chỉ chịu áp lực và sức ép về thời gian để kịp mang đến những thông tin nóng hổi nhất mà trong môi trường làm việc của họ cũng có vô vàn khó khăn như phải tác nghiệp trong mưa lũ, bão táp hay trong những cuộc xung đột, chiến tranh,…..

Cơ hội việc làm ngành báo chí

Cơ hội việc làm của sinh viên ngành báo chí hiện nay ra sao?

Đất nước ngày càng phát triển vì vậy nhu cầu tìm hiểu và giải trí của công chúng cũng tăng lên rất nhiều. Chính vì thế, trong những năm tiếp theo, nghề báo là một trong những nghề có triển vọng rất lớn. 

Sinh viên ngành báo chí được đào tạo về kiến thức cũng như kỹ năng rất đa dạng nên sau khi ra trường cơ hội việc làm của sinh viên ngành báo cũng rất phong phú. Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu và thu thập được từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tới tháng 6 năm 2017  cả nước có 982 cơ quan báo, tạp chí được cấp phép hoạt động và con số này đang tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Con số này cũng thể hiện được nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành báo chí hiện nay đang rất lớn. 

Việt Nam được coi là đất nước tự do báo chí, theo thống kê của Bộ thông tin và truyền thông thì đất nước ta hiện là đất nước có nhiều đài truyền hình nhất trên thế giới.

Hơn nữa, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Họ không chỉ yêu cầu về chất lượng sản phẩm mà một sản phẩm có hình thức quảng bá hay, thú vị cũng rất thu hút người tiêu dùng. Vì thế, ở hầu hết các công ty cũng như doanh nghiệp lớn bây giờ đều đầu tư về mặt hình ảnh và truyền thông. Bằng các kỹ năng của mình sinh viên ngành báo hoàn toàn có thể tham gia vào các bộ phận truyền thông, quảng bá ở các công ty, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân,….

Ngoài ra, những người theo học ngành báo chí sau khi ra trường cũng có thể làm việc, viết bài tự do, tức là không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào. 

Từ những dẫn chứng nêu trên có thể thấy được nhu cầu tuyển dụng nhân lực của ngành này là vô cùng lớn. Vậy tại sao vẫn có một số lượng lớn sinh viên ngành báo sau khi tốt nghiệp ra trường không thể làm theo đúng ngành nghề mình được học?

Có thể nói ngành báo đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Tuy nhiên, nghề báo là một nghề đòi hỏi người làm việc phải có những kỹ năng tốt, nghĩa là tiêu chuẩn để bạn có thể trở thành nhà báo rất cao. Nhu cầu tuyển dụng lớn không đồng nghĩa với việc hạ thấp tiêu chuẩn tuyển dụng. Vậy làm thế nào để sinh viên ngành báo đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng?

Trước hết, về kiến thức nhà báo phải là người có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống cũng như có tinh thần học hỏi không ngừng. Một nhà báo giỏi trước hết cần có kiến thức sâu rộng để nhìn nhận vấn đề sâu sắc và khách quan nhất. Tiếp đến, họ phải không ngừng học hỏi để bắt kịp thời đại, đem đến những cái mới, thú vị nhất cho người đọc. Ngoài ra người làm báo cũng phải có kỹ năng nhanh nhẹn, sức khỏe tốt, yêu thích vận động cùng với khả năng nắm bắt thông tin nhạy bén, khả năng phân tích đánh giá và truyền đạt thông tin tới cho người đọc.

Nhưng chỉ như vậy thôi chưa đủ, người làm báo quan trọng nhất đó là thái độ làm việc chăm chỉ, ham học hỏi, đam mê với nghề và đặc biệt phải là người có phẩm chất chính trị trong sáng và tư tưởng vững vàng.

Có thể thấy, nhu cầu tuyển dụng cũng như cơ hội của ngành nghề này rất đa dạng nhưng không phải ai cũng có thể đáp ứng đủ các tiêu chí mà một người làm báo cần phải có. Vậy việc chúng ta cần làm là gì? Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy trang bị cho một nền tảng kiến thức vững vàng, khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy, linh hoạt. Đồng thời các bạn học sinh, sinh viên cũng nên luyện tập, trải nghiệm thực tế nhiều hơn để có thêm kinh nghiệm. Hơn hết rèn luyện cho bản thân có một tinh thần vững chắc, không lung lay trước cái xấu, một lập trường kiên định cùng kỹ năng lập luận, chứng minh sắc bén.

Tôi tin rằng, những chia sẻ mà tôi đã nêu ở phía trên sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn trẻ đã, đang và sẽ theo học ngành nghề này có một cái nhìn khách quan, chân thực hơn về nghề báo cũng như tự tìm được cho mình một hướng đi đúng đắn để phát triển tương lai và hiện thực hóa ước mơ của mình. Cám ơn tất cả các bạn đã theo dõi bài viết này và mong rằng tất cả những bạn trẻ đang nuôi ước mơ làm nhà báo đều có thể thực hiện được mong muốn của mình.

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thi viên chức là gì? Quy định thi viên chức của Bộ Giáo Dục

Thi viên chức là gì? Thi viên chức được quy định như thế nào? Để không bị bỡ ngỡ khi tham gia cuộc thi quan trọng này, hãy đọc kỹ bài chia sẻ dưới đây.

Quản lý đơn hàng là gì? Quy trình quản lý chuẩn cho người bán hàng

Quản lý đơn hàng là gì? Học ngay cách quản lý đơn hàng qua bài viết bên dưới nếu bạn đang quản trị một doanh nghiệp bán hàng và muốn thu về lợi nhuận cao.

Biên dịch tiếng Anh là gì? Cách trở thành biên dịch viên chuyên nghiệp

Biên dịch tiếng Anh là gì? Làm thế nào để trở thành biên dịch chuyên nghiệp? Lương biên dịch có cao hay không? Tìm hiểu về nghề biên dịch viên.