Ý nghĩa mục đích của chứng chỉ trong CV là gì? Cách trình bày trình chứng chỉ trong CV như thế nào để hớp hồn nhà tuyển dụng là những băn khoăn của rất nhiều những ứng viên mới bắt đầu hành trình xây dựng sự nghiệp. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau giải mã ngay để có một cái nhìn tổng quát nhất nhé.
Tất cả chúng ta, những người từng trải qua thời học sinh, sinh viên rồi tốt nghiệp ra trường, chắc chẳng còn xa lạ gì với tài liệu mang tên chứng chỉ. Đây là giấy tờ được cấp chính thức bởi một đơn vị giáo dục đào tạo uy tín để chứng nhận quá trình hoàn thành khóa học, niên học và đủ kiến thức chuyên môn để áp dụng vào thực tiễn của một cá nhân. Từ chứng chỉ tin học, chứng chỉ quốc phòng, chứng chỉ ngoại ngữ…
Chứng chỉ trong CV là gì?
Mỗi người có thể sở hữu cùng một lúc nhiều chứng chỉ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào năng lực thực tế của cá nhân đó như thế nào. Cột mốc quan trọng nhất để mỗi người nhận được chứng chỉ chính là vượt qua một kỳ thi kiểm tra gắt gao của một hội đồng uy tín. Tùy vào mức điểm mà thí sinh đạt được, họ sẽ được nhận những chứng chỉ với những cấp độ khác nhau như Giỏi, khá, Trung bình. Nhiều chứng chỉ, chia điểm cụ thể trên thang điểm 10 hoặc 9. Trong CV chứng chỉ được xem là tài liệu bổ sung để khẳng định được năng lực chuyên môn của ứng viên bên cạnh trình độ học vấn. Giống như sở thích, kỹ năng hay trình độ học vấn, chứng chỉ là một trường nội dung riêng biệt và là không gian để các ứng viên trình bày những chứng chỉ mình đã sở hữu trong quá trình học tập trên giảng đường hay tự học tập rèn luyện trong quá trình làm việc.
Phần lớn chúng ta vẫn nghĩ rằng, trong một bản CV bao gồm những thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm, học vấn hay mục tiêu nghề nghiệp là đầy đủ mà không phải cần thêm những thông tin khác khác. Tuy nhiên trên thực tế, điều này là không hoàn toàn đúng. Đi sâu vào ý nghĩa của chứng chỉ, chúng ta thấy rằng, tài liệu này không chỉ là yêu cầu bắt buộc của mọi tổ chức cơ sở giáo dục và là điều kiện để tốt nghiệp chương trình hay khóa học đó. Đây còn là những bằng chứng để khu biệt giữa một ứng viên từng nỗ lực học tập và chinh phục những khó khăn cuối cùng với một thí sinh thiếu tự tin hoặc không đủ kiến thức để hoàn thành chứng chỉ và áp dụng những kiến thức chuyên môn đã được đào tạo.
Vai trò của chứng chỉ trong CV xin việc?
Trong CV ý nghĩa quan trọng của chứng chỉ chính là dấu hiệu để nhà tuyển dụng nhận ra rằng, những kỹ năng cứng, chuyên môn mà ứng viên trình bày bên trên là có căn cứ. Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia tuyển dụng luôn ưu tiên đặt hai trường nội dung này ở sát nhau. Mục đích là giúp các doanh nghiệp có thể đối chiếu được mức độ áp dụng những kỹ năng và chứng chỉ họ đã trình bày tương ứng.
Chắc chắn rằng, không một ai tin rằng, bạn có năng lực tin học văn phòng tốt khi chưa hoàn thành chứng chỉ tin học trong trường cả. Ý nghĩa thứ hai trong khi đề cập chứng chỉ trong CV chính là thể hiện được đam mê, ham học hỏi và mối quan tâm của bạn với bộ môn hay lĩnh vực nào đó. Điều này thể hiện rõ nhất với những chứng chỉ tự nguyện, không phải là điều kiện tốt nghiệp đại học, cao đẳng nhưng có thể phục vụ đáng kể cho quá trình công tác của bạn như chứng chỉ các ngoại ngữ khác nhau, chứng chỉ làm nghề bếp, chứng chỉ pha chế, chứng chỉ hoàn thành khóa học tại các trung tâm uy tín.
Như đã trình bày ở trên, vai trò của chứng chỉ là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, tùy vào những công việc khác nhau, yêu cầu về chứng chỉ của mỗi một cá nhân tổ chức, cho từng vị trí công việc là hoàn toàn khác nhau. Do đó, chứng chỉ thường có tính linh hoạt khá cao, chứ không phải bắt buộc như một số trường thông tin như kỹ năng, học vấn hay kinh nghiệm. Chứng chỉ không phải là trường nội dung bắt buộc trong CV. Vậy nên những nội dung công việc không yêu cầu, bạn có quyền không đưa nội dung này vào CV xin việc.
Chứng chỉ trong CV có quan trọng không?
Như đã nhấn mạnh, đây là tài liệu bổ sung vào CV. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, chứng chỉ xuất sắc lại trở thành nội dung để đánh dấu sự khác biệt với những ứng viên khác và gia tăng tính cạnh tranh đáng kể. Rõ ràng so với những người không có chứng chỉ hay chứng chỉ không thực sự đúng mong muốn của nhà tuyển dụng, thì những chứng chỉ tốt được bạn trình bày trong CV thể hiện chuyên môn hơn hẳn những người khác. Tuy nhiên, với những ai không có chứng chỉ hay công việc không yêu cầu quá cao về chứng chỉ, bạn có thể ẩn nội dung này hoặc bỏ đi nhé.
Trước khi đi sâu vào chi tiết cách viết chứng chỉ trong CV xin việc, chắc chắn rằng, ít nhất một lần bạn đã tự đặt ra câu hỏi, vậy liệu có phải tất cả những chứng chỉ mình có đều đưa vào trong CV của mình? Câu trả lời là không, bạn không nên lạm dụng chứng chỉ mà chỉ đưa vào CV những chứng chỉ đáp ứng 2 tiêu chí sau: Những chứng chỉ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng và những chứng chỉ phục vụ trực tiếp cho công việc mà thôi.
Hướng dẫn cách đưa chứng chỉ trong CV xin việc hút nhà tuyển dụng
Đối với một số nghề đặc thù, chỉ trình bày về học vấn và kỹ năng thôi vẫn chưa đủ để chứng minh rằng là thực sự có thể hoàn thành được công việc mà nhà tuyển dụng sắp sửa giao phó. Điển hình như công việc văn phòng. Một tấm bằng tốt nghiệp kế toán, Quản trị nhân sự,...không không đủ để giúp họ thấy rằng, bạn có kỹ năng tin học tốt. Bởi lẽ, dù là bộ môn trong nhà trường, nhưng bộ môn này không phải được trường nào cũng đào tạo bài bản. Đó là chưa kể những nghề đặc thù yêu cầu chứng chỉ hành nghề mới được phép hoạt động như y tế, luật, tài chính, kế toán...Trước khi quyết định ứng tuyển vào một vị trí công việc nào đó, hãy tìm hiểu kỹ những yêu cầu của nhà tuyển và để cập vào CV những loại chứng chỉ này để tỏa sáng nhé.
Bên cạnh những chứng chỉ hành nghề phục vụ cho việc phát huy chuyên môn nghiệp vụ, dù không nằm trong danh mục các chứng chỉ bắt buộc của nhà tuyển dụng, nhưng bạn vẫn có thể trình bày chúng trong CV tạo thêm sức hút nhé. Những dữ liệu giúp bạn trình này những chứng chỉ phục vụ cho công việc hợp ý nhà tuyển dụng chính là đối chiếu với bản mô tả công việc. Hãy đọc và phân tích bản mô tả công việc và rút ra những chứng chỉ có thể giúp bạn hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Ví dụ bạn đăng ký công việc hướng dẫn viên du lịch, ngoài chứng chỉ chuyên môn là chứng chỉ hướng dẫn viên, bạn cần thêm chứng chỉ ngoại ngữ chẳng hạn. Từ đó hãy sàng lọc và đưa tài liệu chứng chỉ tương ứng vào CV nhé.
Ngoài những chương trình đào tạo chính quy, hiện nay không ít các tổ chức đã mở ra những lớp đào tạo từ xa hay những trung tâm đa lĩnh vực để đáp ứng được nhu cầu học tập và trau dồi kĩ năng và chứng minh năng lực của người học. Điều này là dễ hiểu trong cuộc đua các vị trí công việc. Tuy nhiên, vấn đề có nên đưa những chứng chỉ của những trung tâm hay trực tuyến vào CV vẫn chưa thực sự được kiến giải đầy đủ. Về bản chất, chứng chỉ có được đã minh chứng được thực lực của ứng viên ở mức nào đó và rất cần thiết đưa vào CV xin việc. Tuy nhiên, để tránh trường hợp các trung tâm thiếu uy tín cấp chứng chỉ tràn lan, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về hoạt động, nguồn gốc của trung tâm, đơn vị tổ chức online...Phải thật uy tín mới tham gia học tập để tránh “tiền mất tật mang”, lại không được công nhận. Hãy nhớ chỉ trình bày những chứng chỉ hợp pháp trong CV thôi nhé.
Những chứng chỉ từ các trung tâm hay khóa học trực tuyến vào CV không?
Sau khi đã biết được những chứng chỉ nào cần đưa vào CV xin việc, bạn sẽ đi vào trình bày những thông tin về tài liệu này để giúp bạn tỏa sáng. Có 3 gạch đầu dòng cho bạn khi trình bày chứng chỉ trong CV bao gồm:
- Tên đầy đủ của chứng chỉ ( không nên viết chung chung hay chỉ viết tắt)
- Tên tổ chức uy tín cấp chứng chỉ uy tín
- Thời gian đạt được chứng chỉ và thời gian hết hạn chứng chỉ. Bạn phải đảm bảo đầy đủ những thành tố này trong CV theo nguyên tắc ngắn gọn, súc tích theo phương thức liệt kê, không mô tả dài dòng để đảm bảo rằng, nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ và gia tăng thêm sức cạnh tranh nhé.
Bên cạnh cách đưa chứng chỉ vào CV, bạn cũng cần nằm lòng thêm những chú ý bạn sau để làm cho nội dung về chứng chỉ trở nên chất lượng hơn.
Một số sai lầm cần tránh khi đưa chứng chỉ vào “khúc dạo đầu”
Mỗi loại chứng chỉ đều có “hạn sử dụng” khác nhau. Sau thời gian này, bạn phải ôn luyện để thi lại. Do vậy, trước thời điểm tìm việc và gửi hồ sơ, bạn cần phải kiểm tra lại về hiệu lực của chứng chỉ và bổ sung ngay chứng chỉ mới còn hiệu lực vào hồ sơ xin việc. Những chứng chỉ hết hiệu lực không còn giá trị trong CV của bạn và nhanh chóng trở thành điểm trừ đáng tiếc.
Khi đưa nội dung này vào CV, chắc bạn cũng khá băn khoăn khi không biết trình bày tài liệu này vào mục nào. Trên thực tế có hai vị trí giúp bạn thể hiện được chuyên môn của mình sâu sắc nhất thông qua chứng chỉ. Đó chính là trình độ học vấn và nội dung chứng chỉ riêng. Với những chứng chỉ hành nghề liên quan đến công việc đặc thù như chứng chỉ hành nghề kế toán, chứng chỉ du lịch, chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh...bạn có thể trình bày trong nội dung trình độ học vấn và đặt sau thông tin về tên trường lớp, chuyên ngành. Còn với chứng chỉ khác như tin học hay ngoại hình, bạn có thể đặt thành một mục riêng đặt ngay sau trường thông tin kỹ năng nhé.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích xoay quanh cách viết các trường thông tin chứng chỉ trong CV. Hi vọng rằng, những thông tin trên đây có thể giúp bạn sở hữu một bản CV chất lượng và thuyết phục nhà tuyển dụng cho vị trí công việc yêu thích nhé.
Bài viết liên quan
Cách tạo mẫu CV giao dịch viên ngân hàng chuẩn nhất
Mẫu CV giao dịch viên ngân hàng được viết thế nào? Trình bày mẫu CV giao dịch viên ngân hàng chuyên nghiệp như thế nào? Tham khảo mẫu CV giao dịch viên.
Đẳng cấp viết mẫu CV Content độc nhất vô nhị đừng bỏ lỡ
Mẫu CV Content được viết ra sao để chinh phục những nhà phỏng vấn khó tính? Đi tìm cách viết mẫu CV Content chuyên nghiệp qua chia sẻ của bài viết này.
Chinh phục nhà tuyển dụng với mẫu CV kế toán tổng hợp giàu sức hút
Mẫu CV kế toán tổng hợp nên viết như thế nào để giúp ứng viên chinh phục hiệu quả nhà tuyển dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu bí quyết nhé.