Sau khi tốt nghiệp ra trường, tìm việc chính là điều mà ai cũng sẽ nghĩ đến đầu tiên. Khi đi xin việc, bạn sẽ cần viết cho mình bản CV để gửi đến nhà tuyển dụng. Sau đây tôi sẽ giúp bạn viết ra bản CV của riêng bạn.
1. CV là gì?
CV là viết tắt của cụm từ “Curriculum Vitae”, tạm dịch là lý lịch khoa học, là một bản tóm tắt sơ lược các thông tin của ứng viên bao gồm những mục nội dung chính như: thông tin cá nhân(như tên tuổi, địa chỉ và cách liên lạc) , trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, các chứng chỉ bằng cấp, những kỹ năng giúp cho mình có thể thực hiện công việc, và kinh nghiệm làm việc có liên quan trực tiếp đến công việc ứng tuyển của ứng viên.

Bạn có thể viết CV với hai hình thức sau: CV truyền thống ( mẫu đơn bằng giấy hoặc đánh máy) và CV online.
Thế nhưng, bạn cần phải chú ý tất cả những gì bạn trình bày trong CV phải đúng sự thật về con người bạn vì mỗi một nội dung chính là căn cứ để người phỏng vấn bạn đưa ra những câu hỏi và khi đó bạn sẽ phải thể hiện trực tiếp những điểm mạnh của bạn trước nhà tuyển dụng.
2. Các bước để tạo ra một CV hoàn hảo
2.1. Cách viết thông tin cá nhân cơ bản
Thông tin cá nhân là phần đầu tiên của bản CV bởi vậy nó đòi hỏi bạn phải kê khai một cách cẩn thận và đặc biệt là phải trung thực.
-Ảnh đại diện: việc chọn ảnh rất quan trọng nó quyết định một phần vào hồ sơ của bạn vì gương mặt chính là điều đầu tiên khi nhà tuyển dụng nhìn vào bản CV. Bạn phải chọn một bức ảnh hiện rõ khuôn mặt,nghiêm túc, không bị nhòe, mờ, không được chỉnh sửa quá đà
-Thông tin cá nhân: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh,địa chỉ nơi ở hiện tại, địa chỉ email, số điện thoại
2.2. Trình độ học vấn
- Đó là bạn viết về những bằng cấp chính quy mà bạn có được (thường từ bậc cao đẳng trở lên); những chính chỉ của các khóa học uy tín khác( kế toán,…)
- Bạn hãy tóm tắt một cách thật ngắn gọn về quà trình học tập của bạn: thời điểm bạn nhập học hay tốt nghiệp tại trường cũng như tên trường chuyên ngành bạn học và điểm GPA( điểm trung bình). Ở phần này bạn nên liệt kê các cấp học từ cao đẳng hoặc từ đại học trở lên.
- Và ngoài ra bạn cũng có thể thêm các khóa học chuyên ngành mà bạn đã từng tham gia hoặc là những đồ án, nghiên cứu khoa học mà bạn đã làm mà nó liên quan trực tiếp đến vị trí bạn đang muốn ứng tuyển.
- Ngoài ra bạn cũng có thể đính kèm những bằng khen và thành tích hay các chứng chỉ mà bạn có ( tin học văn phòng, chứng chỉ tiếng anh)
- Và chú ý đừng viết cả quá trình học cấp 1, cấp 2, cấp 3 của bạn vào nhé.
2.3. Kinh nghiệm làm việc
- Kinh nghiệm khi còn là sinh viên: tình nguyện, làm việc partime có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Sau đó hãy viết đến phần kinh nghiệm và những kỹ năng để có thể làm tốt công việc mà bản thân bạn tự rút ra được.
- Bạn là người mới ra trường và bạn cũng chưa từng đi làm ở bất cứ chỗ nào cả thì một lời khuyên cho bạn là bạn nên viết hết những công việc bạn làm tại trường như hoạt động đoàn đội hay đi làm thêm parttime.
- Và những kinh nghiệm rút ra được từ những công việc đó để giúp cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá một cách khách quan những kỹ năng làm việc và tính cách của bạn xem có phù hợp với công việc ứng tuyển không.
- Ngoài ra nếu trước đó bạn còn tham gia những hoạt động liên quan đến công việc thì hãy viết cụ thể và làm nổi bật lên trong bộ CV của bạn.
- Một điều bạn nên chú ý là đừng viết những công việc nhỏ nhặt và tránh mô tả một cách dài dòng. Đây chính là phần quan trọng nhất của CV bởi thông qua đó mà người tuyển dụng có thể đánh giá được con người bạn qua những việc mà bạn đã làm được và cả cá tính trong con người bạn.
2.4. Kỹ năng
- Các kỹ năng bạn có thể viết nếu có như tin học văn phòng; kỹ năng mềm (thuyết trình, làm việc nhóm, lập kế hoạch,…) và các kỹ năng đặc thù khác của từng chuyên ngành ( thiết kế, đồ họa, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, phản biện, viết lách, làm việc với máy tính …)
- Ở phần này bạn nên liệt kê những kỹ năng một cách đúng và đủ không nên viết quá nhiều. hãy viết kèm những hoạt động mà bạn đã tham gia để thể hiện những kỹ năng ấy.
- Và những nhà tuyển dụng thông qua những kỹ năng này để đánh giá bạn có đủ khả năng trình độ để tiếp nhận công việc đó hay không.
2.5. Các hoạt động ngoại khóa
- Phần hoạt động ngoại khóa này rất quan trọng đối với những người như sinh viên mới ra trường bởi nó giúp những nhà tuyển dụng có cách nhìn mới mẻ về bạn. Sự năng động, tiềm năng của bạn sẽ được thể hiện rất rõ qua những hoạt động như tình nguyện các chương trình cộng đồng,….
- Nêu rõ ra những vai trò và trách nhiệm của bạn trong những hoạt động đó bởi nó sẽ giúp cho CV thêm hoàn hảo hơn. Những nhà tuyển dụng họ luôn đánh giá cao những ứng viên luôn có tinh thần lạc quan, năng nổ, nhiệt tình và đặc biệt phải luôn có tấm lòng nhân ái.
Ngoài ra bạn cũng nên đính kèm theo những giấy khen và những thành tích đã đạt được trong những hạng mục mà bạn tham gia.
2.6. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục này gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn mà bạn đặt ra cho công việc ứng tuyển, có thể đi kèm với một bản kế hoạch chi tiết những việc cần làm để đạt được những mục tiêu đó
2.7. Giải thưởng (nếu có)
Những giải thưởng nổi bật mà bạn đã đạt được khi tham gia những cuộc thi học thuật, chuyên môn trong quá trình học tập.
2.8. Sở thích
Ở phần này bạn hãy viết đúng với tính cách tính ngoài đời của bạn, tránh đừng viết giả dối. Bởi khi phỏng vấn họ cũng sẽ hỏi bạn về vấn đề sở thích nữa đấy đừng chủ quan và lừa dối để làm đẹp CV nhé. Việc để tạo nên một CV đẹp nhất trong mắt nhà tuyển dụng là rất cần thiết nhưng quan trọng hơn là phải chân thực.
2.9. Thông tin tham khảo người tham chiếu
- Nhà tuyển dụng muốn có thể tham chiếu những thông tin mà bạn đưa ra từ người tham chiếu của bạn.
- Bạn là sinh viên mới ra trường thì người tham khảo của bạn chính là cố vấn học tập hoặc là giáo viên trực tiếp hướng dẫn làm luận văn của bạn.
- Bạn hãy điền đầy đủ thông tin cơ bản của người tham khảo như họ và tên, ngày sinh, chức vụ, số điện thoại và email của họ vào CV. Và hãy nhớ nói với người được bạn chọn làm người tham khảo trước khi bạn ghi họ vào CV nhé!

*** Những lưu ý bạn cần quan tâm khi viết CV
Tránh viết những thông tin không đúng sự thật hay không có bằng chứng chứng minh.
Đừng viết CV theo một mẫu chung.
Tránh lỗi diễn đạt và sai chính tả
Những ưu điểm nên phát huy trong bản CV:
- Trình bày theo một trình tự logic và có khoa học.
- Đừng ngại thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng.
- Hãy thể hiện bạn là một người vô cùng chuyên nghiệp và có trách nhiệm.
- Hãy chuẩn bị nhiều CV tùy thuộc vào tính chất công việc khác nhau, đừng làm chúng thành một mẫu chung chung nhất định.
- Hãy làm bản CV với một cách trình bày thật sáng sủa và đẹp đẽ nhất có thể để gây được ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.
Những nội dung mình trình bày ở phía trên là những thông tin bạn cần nắm trước khi viết bản CV xin việc. Bạn hãy đọc thật kỹ và chọn lọc ra những thông tin quan trọng và thể hiện bản thân thật tốt trước nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công!
>> Tham khảo thêm ngay: