Cách tính lương trong cơ quan Nhà nước và các khấu trừ khi nhận lương

By   Administrator    23/10/2019

Làm việc trong các cơ quan Nhà nước nhưng bạn vẫn chưa biết cách tính lương. Bạn đọc bảng lương nhưng không thể hiểu những mục được viết, không thể kiểm tra sai sót?

Làm việc trong các cơ quan Nhà nước nhưng bạn vẫn chưa biết cách tính lương. Bạn đọc bảng lương nhưng không thể hiểu những mục được viết, không thể kiểm tra sai sót?  Bạn sẽ giải quyết được những vấn đề này với bài viết dưới đây.

Cách tính lương trong cơ qua nhà nước

Cách tính lương thực nhận trong cơ quan Nhà nước.

Các cán bộ, công chức, viên chức sẽ được Nhà nước trả lương thông qua trích từ ngân sách Nhà nước, đây được coi như một khoản chi tiêu bắt buộc và thường kỳ. Vì vậy, Nhà nước luôn có những quy định trong việc trả lương cho công chức, viên chức vô cùng chặt chẽ, hợp lý, đảm bảo công bằng giữa những người ở vị trí khác nhau, công việc khác nhau. Phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc, trình độ chuyên môn của người lao động, Nhà nước sẽ phân thành các bậc lương, ngạch lương với hệ số lương cụ thể. Mức lương hiện hưởng của các cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước bao gồm có các khoản: lương cơ sở, phụ cấp, trích theo lương… 

Mức lương chính trong cơ quan Nhà nước.

Lương cơ sở là phần lương chính của người lao động nhưng đây không hoàn toàn là mức lương thực nhận. Lương cơ sở được tính bằng hệ số lương hiện hưởng của người lao động nhân với mức lương cơ bản. Trong đó, mức lương cơ bản được Nhà nước quy định, điều chỉnh hàng năm, cụ thể từ tháng 01/07/2019, mức lương cơ bản bằng 1.490.000 đồng/ tháng.

Hệ số lương là chỉ số phản ánh lương cơ sở của người lao động gấp bao nhiêu lần mức lương cơ bản. Hệ số lương khởi điểm của các cán bộ, công chức, viên chức phân theo bậc hiện có: 

  • Đối với bậc Đại học: hệ số lương 2,34

  • Đối với bậc Cao cảnh: hệ số lương 2,1

  • Đối với bậc trung cấp: hệ số lương 1,86

Đối với các ngành nghề khác nhau, Nhà nước sẽ quy định thời hạn tăng lương cơ bản là 2 hay 3 năm, ngoài ra còn có xét tăng lương trước thời hạn để lên các bậc lương với hệ số cao hơn cho đến bậc lương cuối cùng có thể đạt được của người lao động.

Các khoản tăng lương trong cơ quan Nhà nước

Phụ cấp là khoản được tăng thêm để bù đắp về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc… Tùy vào từng ngành nghề sẽ có những loại phụ cấp khác nhau.

Đối với loại phụ cấp tính theo hệ số, mức phụ cấp được tính bằng hệ số phụ cấp nhân với mức lương cơ bản. Cũng như hệ số lương, hệ số phụ cấp phản ánh trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm… của cán bộ, công chức, viên chức. Loại phụ cấp tính theo hệ số là phụ cấp thường thấy nhất, bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung...

Bên cạnh đó, còn có loại phụ cấp theo phần trăm lương được hưởng, bằng tổng mức lương cơ sở, khoản phụ cấp chức danh, phụ cấp thâm niên vượt khung nhân với tỷ lệ phần trăm phụ cấp. 

Các khoản giảm trừ lương trong cơ quan Nhà nước.

Khoản trích theo lương là khoản giảm trừ lương bắt buộc phải nộp cho Nhà nước, từ đó người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi, bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp. Cơ quan nơi người lao động làm việc sẽ thay người lao động nộp cho Nhà nước và trừ vào tiền lương trả người lao động. Theo đó, người lao động phải chịu 10,5% mức lương được trả và người sử dụng lao động phải chịu 23,5%. Phần trăm mức lương được trả là mức lương tổng của mức lương cơ sở cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung.

Giả dụ, một giáo viên dạy Trung học phổ thông mới ra trường nên hệ số lương là 2,34, hệ số phụ cấp 0,35. Số tiền lương mà giáo viên này được nhận cuối cùng là: 2,34 × 1.490.000 + 0.35 × 1.490.000 - 10 5% × (2,34 × 1.490.000 + 0.35 × 1.490.000) = 3.575.225,2 / tháng.

Đến đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu được những từ ngữ, chỉ số viết trên bảng lương hàng tháng, cũng như có thể tự tính lương của mình để đối chiếu, khiếu nại khi có sai sót xảy ra. 

>>> Xem thêm các bài viết:

5/5 (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thi viên chức là gì? Quy định thi viên chức của Bộ Giáo Dục

Thi viên chức là gì? Thi viên chức được quy định như thế nào? Để không bị bỡ ngỡ khi tham gia cuộc thi quan trọng này, hãy đọc kỹ bài chia sẻ dưới đây.

Quản lý đơn hàng là gì? Quy trình quản lý chuẩn cho người bán hàng

Quản lý đơn hàng là gì? Học ngay cách quản lý đơn hàng qua bài viết bên dưới nếu bạn đang quản trị một doanh nghiệp bán hàng và muốn thu về lợi nhuận cao.

Biên dịch tiếng Anh là gì? Cách trở thành biên dịch viên chuyên nghiệp

Biên dịch tiếng Anh là gì? Làm thế nào để trở thành biên dịch chuyên nghiệp? Lương biên dịch có cao hay không? Tìm hiểu về nghề biên dịch viên.