Những cách quản lý nhân viên cấp dưới sao cho hiệu quả nhất

By   Administrator    10/01/2020

Mỗi nhà quản lý có cách quản lý nhân viên cấp dưới khác nhau. Nhưng quản lý như thế nào cho hiệu quả nhất chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Một doanh nghiệp vận hành thành công không chỉ phụ thuộc vào nguồn lực nhân viên mà còn cần một nhà quản lý có năng lực. Mỗi nhà quản lý có cách quản lý nhân viên cấp dưới khác nhau. Nhưng quản lý như thế nào cho hiệu quả nhất?

1. Hết mình vì công việc và có tinh thần trách nhiệm cao

Trước hết, muốn quản lý nhân viên cấp dưới của mình làm việc có hiệu quả và có trách nhiệm bản thân người quản lý cần phải làm gương như vậy. Bởi xu hướng của những nhân viên là sẽ làm theo những gì sếp làm. 

Cách quản lý nhân viên cấp dưới

Nếu như bạn là một người sếp có trách nhiệm với công việc, sẵn sàng làm việc cùng nhân viên đến muộn giờ làm, lăn xả và làm hết sức mình có thể để hoàn thành công việc thì việc nhân viên cũng nhìn vào đó để học tập và làm việc là không hề khó.

Một người sếp mà luôn chỉ biết giao việc cho nhân viên làm và không đoái hoài gì đến nhân viên, họ sẽ vô cùng chán nản, không có động lực và năng suất công việc chắc chắn không được cao.

2. Chia sẻ và thấu hiểu

Không phải lúc nào cũng nghiêm khắc hay cứng nhức là hiệu quả công việc cao. Đôi khi, một người sếp có cách quản lý nhân viên tốt phải là người luôn biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ những công việc hoặc trong đời sống nhân viên. Điều đó khiến cho nhân viên cảm thấy được quan tâm và có nhiều động lực hơn để làm việc, từ đó năng suất làm việc và hiệu quả cũng tăng lên đáng kể.

Nếu như quản lý nhân viên từ lòng trung thành, sự cảm thông chia sẻ, quan tâm chân thành bao, bạn cũng sẽ thành công hơn trong việc quản lý nhân viên. Bởi chỉ có sự chân thành với nhau mới có thể đem đến hiệu quả cao nhất.

3. Định hướng công việc cho từng nhân viên hợp lý

Một người quản lý nhân viên tốt là người biết rõ năng lực từng nhân viên của mình để từ đó giao nhiệm vụ và công việc phù hợp. Nhân viên cũng biết đâu là vị trí phù hợp với khả năng, trình độ của bản thân để từ đó hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Ngoài ra, nhân viên luôn cần được phát triển và trau dồi, người quản lý cần nắm được rõ sự tiến bộ cũng như năng lực của nhân viên từ đó cất nhắc lên những vị trí mới khi khả năng làm việc được nâng cao. Từ đó nhân viên cũng tăng dần trình độ của mình cũng như có năng lượng và động lực làm việc hiệu quả.

4. Phát triển kỹ năng giao tiếp 

Để có thể quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả một điều quan trọng không kém đó là trau dồi kỹ năng giao tiếp với nhân viên của mình. Đây cũng là một trong những kỹ năng cần phải học hỏi rất nhiều để có thể hiểu nhân viên của mình hơn, trao đổi công việc một cách dễ dàng hơn và có thể được tin tưởng trong mắt nhân viên.

Đừng lúc nào cũng phân biệt mình là sếp mình là người ở cấp bậc khác cho nên trong cách giao tiếp cũng cần hạn chế. Cần phải cởi mở trong  giao tiếp nhiều hơn, thoải mái, sẵn sàng chia sẻ những kiến thức hoặc những điều mới mình học được cùng nhân viên để cùng nhân viên phát triển hơn, và hiểu nhau hơn.

Cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả

5. Đưa ra quyết định đúng đắn

Một người quản lý nhân viên tốt phải là người có chính kiến và biết đưa ra quyết định đúng đắn và hiệu quả nhất. Trong quá trình làm việc có rất nhiều các ý kiến được đưa ra của mỗi nhân viên. Tuy nhiên, bản thân một người quản lý cần biết đưa ra quyết định như thế nào cho hợp lý nhất và thuyết phục nhất. 

Để từ đó, nhân viên có thể tin tưởng và làm theo những gì mà bạn đã quyết định để xử lý công việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một khi đã đưa ra những quyết định nhà quản lý ấy phải đảm bảo được tình hình, cái lợi, cái hại của vấn đề để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

Nói tóm lại, cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả bạn cần phải trau dồi cũng như học hỏi thường xuyên và hàng ngày để có thể có được kết quả tốt. Một nhà quản lý tốt, thành công là người làm cho nhân viên của mình luôn tôn trọng mình, có thái độ làm việc tích cực và thoải mái trong việc chia sẻ cùng nhau để phát triển công việc ngày càng hoàn thiện.

>> Xem thêm tin:

5/5 (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Thi viên chức là gì? Quy định thi viên chức của Bộ Giáo Dục

Thi viên chức là gì? Thi viên chức được quy định như thế nào? Để không bị bỡ ngỡ khi tham gia cuộc thi quan trọng này, hãy đọc kỹ bài chia sẻ dưới đây.

Quản lý đơn hàng là gì? Quy trình quản lý chuẩn cho người bán hàng

Quản lý đơn hàng là gì? Học ngay cách quản lý đơn hàng qua bài viết bên dưới nếu bạn đang quản trị một doanh nghiệp bán hàng và muốn thu về lợi nhuận cao.

Biên dịch tiếng Anh là gì? Cách trở thành biên dịch viên chuyên nghiệp

Biên dịch tiếng Anh là gì? Làm thế nào để trở thành biên dịch chuyên nghiệp? Lương biên dịch có cao hay không? Tìm hiểu về nghề biên dịch viên.